|
Nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un chỉ đạo quân đội Triều Tiên tập trận tại một căn cứ bí mật. |
Đó là những lời lẽ thù địch rất khiêu khích của Triều Tiên dưới sự lãnh đạo của Kim Jong-un.
Những vụ phóng tên lửa, thử nghiệm hạt nhân và bãi bỏ hiệp ước đình chiến được ký vào cuối Chiến tranh Triều Tiên 1953 của Triều Tiên đang đặt ra nhiều câu hỏi về nhà lãnh đạo trẻ này.
Đó có phải là quyết định bất thường hay hành động có chủ đích của Kim Jong-un? Liệu ông có đủ năng lực để điều hành đất nước Triều Tiên?
Giới quan sát Bình Nhưỡng nhận định rằng diễn biến căng thẳng gần đây trên bán đảo Triều Tiên phản ánh nỗ lực của Kim Jong-un nhằm vực dậy sự tự tin và sự trung thành nhân dân trong nước.
Cựu quan chức ngoại giao Mỹ Christopher Hill nhận định: “Tuy nhiên, vẫn còn một vấn đề lớn trên chính trường Triều Tiên là Kim Jong-un vẫn chưa được chấp nhận hoàn toàn. Tôi nghĩ rằng Kim Jong-un đang cố gắng tạo dựng hình ảnh của mình như một nhà lãnh đạo thời chiến”.
Củng cố quyền lực
|
Kim Jong-un được một gia đình của sĩ quan quân đội Triều Tiên tiếp đón.
|
Tờ The Guardian có trụ sở tại Anh cho biết Kim Jong-un đang “củng cố quyền lực”. “Lãnh đạo tối cao” của Triều Tiên không chỉ đứng trước những thách thức về việc phải thể hiện khả năng chỉ huy quân đội, ông còn phải chứng minh quyền uy trước dân chúng. Tuy nhiên, Kim Jong-un ưu tiên đe dọa các nước “đế quốc” hơn là việc thực hiện cam kết cải thiện điều kiện sống cho người dân.
Tờ The Guardian viết tiếp: “Tiến hành một vụ thử hạt nhân và sau đó, hứng chịu những biện pháp trừng phạt của cộng đồng quốc tế có phải là cái cớ để quân đội Triều Tiên thực hiện các trận chiến? Việc hủy hiệp ước đình chiến 1953 và phát đi các thông tin tuyên truyền kích động Mỹ, tiêu biểu như đoạn video Barack Obama bị hủy diệt trong một tấn công hạt nhân liệu có phải là điều Triều Tiên nên làm?”.
“Con hơn cha là nhà có phúc”?
Một quan chức giấu cấp cao của Mỹ nhận xét: “Nhà lãnh đạo mới của Triều Tiên Kim Jong-un đang hành động một cực đoan hơn cha ông là cố lãnh đạo Kim Jong-il. Ông Kim Jong-il là một người tính toán cẩn trọng và muốn chấm dứt tình trạng leo thang hơn so với con trai ông”. So với Kim Jong-il, người đã qua đời hồi tháng 12/2011, Kim Jong-un được miêu tả là “bí ẩn khôn lường”.
Vị quan chức Mỹ nói trên cho hay: “Không ai được lường trước được những kế hoạch, những suy nghĩ hay những toan tính của ông ấy (Kim Jong-un) cũng như nguyên nhân vì sao mà Triều Tiên ngày càng đưa ra nhiều tuyên bố mang tính đe dọa”.
Kim Jong-un được cho là đang ở độ tuổi 30 và từng theo học ở nước ngoài khi còn niên thiếu. Điều này khiến giới quan sát hy vọng khi lên nắm quyền, Kim Jong-un sẽ có thái độ cởi mở hơn với phương Tây.
“Thật không may, ông đã noi theo cha và ông nội”, một quan chức cấp cao khác ở Washington cho hay và nhấn mạnh rằng “thật khó có thể lạc quan” trước tình hình hiện nay.
|
Kim Jong-un cùng với các binh lính Triều Tiên.
|
Kim Jong-un chưa có kinh nghiệm cả về chính trị lẫn chỉ huy quân đội trước khi lên nắm quyền lãnh đạo đất nước. Nhà lãnh đạo trẻ này có quá ít thời gian để tìm hiểu mọi thứ, nhưng những hành vi của ông thực sự là khó đoán trước, đặc biệt vào thời điểm căng thẳng hiện nay.
Hồi năm ngoái, Tổng thống Obama đã đồng ý viện trợ lương thực cho Triều Tiên nếu nước này ngừng thử tên lửa và hạt nhân. Tuy nhiên, Triều Tiên đã tiến hành một vụ thử tên lửa trước khi lương thực viện trợ được chuyển đến. Sau hành động này, Tổng thống Obama đã hủy bỏ viện trợ lương thực và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc cũng lên án hành động của Triều Tiên.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyên Thảo (theo CNN)