Sự thiếu đói vốn được coi là vấn đề hàng đầu của người dân CHDCND Triều Tiên (Triều Tiên) đã bị đẩy lùi. Thế nhưng, giới truyền thông phương Tây vẫn tiếp tục lặp đi lặp lại cái gọi là nạn đói ở “đất nước khép kín” này, mỗi khi có cơ hội.
|
Sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại ở Thủ đô Bình Nhưỡng.
|
Mức sống trung bình của
các gia đình Triều Tiên phần nào khác với nhiều quốc gia lớn trên thế giới. CHDCND Triều Tiên vẫn là đất nước khép kín, thông tin về đời sống sinh hoạt thường bị cắt xén. Tuy nhiên có đủ dữ liệu để thấy rằng cuộc sống hiện đại ở Triều Tiên không còn gian nan như dư luận thế giới lầm tưởng.
Ông Evgeny Kim, cán bộ khoa học tại Trung tâm nghiên cứu Triều Tiên trực thuộc Viện Nghiên cứu Viễn Đông nhận xét: "Họ (người dân Triều Tiên) có bàn là, có tủ lạnh, có TV, xe đạp... Không phải ai cũng sở hữu nhưng nhiều người có. Máy giặt cũng chưa xuất hiện trong tất cả các gia đình. Những người có liên quan tới kinh doanh đối ngoại, sản xuất tư nhân có thể cho phép mình mua sắm. Tôi đã đến một ngôi làng Bắc Triều Tiên và thấy họ có xe máy. Tất nhiên, không thể so sánh sự phong phú các dòng xe như ở chúng ta”.
Vấn đề đói kém của cũng bị báo chí bên ngoài phóng đại. Không phải lúc nào, truyền thông thế giới cũng loan truyền những thông tin sát với thực tế. Theo các chuyên gia, nạn đói trong những năm 1995-1999 đã từng cướp đi sinh mạng hai triệu người, Nhưng người Triều Tiên hiện nay không còn đối mặt với nạn đói như trước đây.
Tiến sĩ Konstantin Asmolov, một nhà Triều Tiên học, nhấn mạnh: "Từ lâu , ở Triều Tiên, cảnh thiếu đói của những năm 1990 đã không còn tồn tại. Quả là có một số vấn đề như thực phẩm tương đối đơn điệu, số lượng hạn chế, không phải lúc nào cũng đủ, nhưng đó không phải nạn đói. Hơn thế, nhờ một loạt các biện pháp mà năm ngoái Bắc Triều Tiên đã tự túc được thực phẩm. Họ ngày càng ít lệ thuộc vào viện trợ nhân đạo. Việc la lối rằng người Triều Tiên đang chết vì đói, có động thái khiêu khích quân sự nhằm đòi viện trợ nhân đạo... là yếu tố không thể thiếu trong hoạt động tuyên truyền chống Bình Nhưỡng”.
|
Trẻ em là tương lai của CHDCND Triều Tiên.
|
Tất nhiên, người ta chưa thể khẳng định chắc chắn rằng Triều Tiên đã giải quyết dứt điểm vấn đề lương thực. Ở đây yếu tố vùng miền cũng đóng một vai trò quan trọng. Tình hình giữa các vùng ở Triều Tiên rất khác nhau. Không phải ở đâu gạo cũng đứng đầu trong chế độ dinh dưỡng, có những vùng quen lấy ngô ăn thay gạo.
Ông Evgeny Kim cũng đồng tình là người dân Triều Tiên ngày nay không còn thiếu ăn:
"Họ ăn nhiều rau,tôm cá và thịt nhưng không ăn nhiều có thịt. Tôi muốn nhắc lại rằng WHO từng xác định 1.400 kilocalo là năng lượng cần thiết cho mỗi cơ thể hàng ngày và người Triều Tiên nhận đủ số calo này. So với Hàn Quốc, tất nhiên họ ăn ít hơn, nhưng tình trạng như vậy tồn tại trong hàng ngàn năm lịch sử Triều Tiên”.
Trên báo chí thế giới vẫn xuất hiện những tin tức như miền bắc Triều Tiên đối mặt với hạn hán hay mỗi người dân đất nước chỉ được một chén cơm hàng ngày. Các chuyên gia Nga nhắc nhở rằng việc thiếu thông tin về đời sống về Triều Tiên không phải là lý do cho phép đưa ra những lời đồn đoán thiếu cở sở vốn dựa trên những dữ liệu đã lỗi thời.
Minh Châu (Theo Sputnik)