Truyền thông Nga gần đây đã suy đoán về khả năng "thay đổi chế độ ở Thổ Nhĩ Kỳ do Mỹ giật dây”. Những suy đoán đó cũng có thể là mơ tưởng hoặc "chiến tranh tâm lý”- hoặc cả hai, trong bối cảnh quan hệ Moscow-Ankara trở nên thù địch sau khi chiến đấu cơ F-16 của Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi một máy bay ném bom Su-24 của Nga cuối tháng 11/2015.
|
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan: “Tôi không còn muốn nói chuyện với ông Obama”. Ảnh The Times of Israel |
Trong một bài viết đăng trên báo mạng Asia Times, nhà phân tích MK Bhadrakumar - cựu Đại sứ Ấn Độ ở Uzbekistan (1995-1998) và Thổ Nhĩ Kỳ (1998-2001) – cho rằng những tin đồn này cũng dựa phần nào vào thực tế và không dễ gì bác bỏ. Liệu tin đồn ở Nga có trở thành hiện thực?
Trước tin đồn của truyền thông Nga, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ bắt buộc phải ra thông cáo đặc biệt ngày 31/3 tại Ankara bác bỏ khả năng xảy ra một cuộc đảo chính quân sự. Tuyên bố này còn dọa sẽ truy tố hình sự những người lan truyền tin đồn thất thiệt này và nhấn mạnh "lòng trung thành với chế độ dân chủ" của Các lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, chuyến thăm Mỹ 4 ngày của Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Erdogan đang thu hút sự chú ý. Kết quả của chuyến thăm này có thể có ảnh hưởng chính trị đối với Thổ Nhĩ Kỳ vào thời điểm Trung Đông đang sa vào một cuộc khủng hoảng sâu sắc.
Phương Tây đang gây sức ép với Tổng thống Erdogan
Nhiều dấu hiệu cho thấy phương Tây đang gây sức ép với Tổng thống Erdogan. Một video, được phát sóng vào tuần cuối cùng của Tháng Ba trong một chương trình châm biếm của đài truyền hình NDR (Đức) công cộng NDR đã nhạo báng Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ, cáo buộc ông đàn áp tự do ngôn luận. Ankara đã lên tiếng phản đối và yêu cầu xóa bỏ chương trình này. Berlin đã từ chối làm điều đó, mặc dù chính phủ Đức phụ thuộc rất nhiều vào Ankara trong việc ngăn chặn dòng người tị nạn từ Syria.
Trong khi đó, các nhà ngoại giao Châu Âu lại tham dự phiên tòa ở Istanbul cũng vào cuối Tháng Ba, xét xử hai tổng biên tập hàng đầu ở Thổ Nhĩ Kỳ. Điều này khiến Tổng thống Erdogan khó chịu và lên án họ hành xử thiếu phong cách ngoại giao.
Lãnh sự quán Anh vượt qua mọi giới hạn bằng cách lấy một bức ảnh tự chụp trong phòng xử án và đăng tải nó trên các trang web mạng xã hội. Bộ Ngoại giao Pháp thì bác bỏ lời chỉ trích của Tổng thống Erdogan và tuyên bố: "Các nhà ngoại giao có quyền theo dõi tin tức ở nước mà họ đang làm nhiệm vụ và trong bối cảnh đó, thường xuyên tham dự các buổi xét xử là thông lệ trên toàn thế giới”.
Mục đích rõ ràng của việc tham dự phiên tòa nói trên là để khiêu khích “Quốc vương” Erdogan và các chiến dịch truyền thông phương Tây đang đả kích, lên án ông này. Bộ Ngoại giao Mỹ và các phát ngôn viên Nhà Trắng chỉ trích Erdogan đàn áp những người bất đồng chính kiến.
Đỉnh điểm của sự bài xích này là việc của Tổng thống Mỹ Barack Obama chính thức tiếp đón Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan vì ... còn bận chủ trì Hội nghị thượng đỉnh an ninh hạt nhân tại Washington. Tổng thống Obama chỉ tiến hành một "cuộc họp không chính thức" với ông Erdogan.
Tổng thống Obama cũng đã từ chối tham dự lễ khai trương một nhà thờ Hồi giáo ở Maryland do Thổ Nhĩ Kỳ tài trợ. Và ngay trước khi Tổng thống Erdogan rời Ankara lên đường đi Washington, phía Mỹ đã ra lệnh cho tất cả các gia đình ngoại giao và quân sự nước này phải rời khỏi miền nam Thổ Nhĩ Kỳ do "nguy cơ khủng bố gia tăng".
Đổ vỡ trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ
Trên thực tế, Thổ Nhĩ Kỳ vẫn tiếp tục hỗ trợ các nhóm cực đoan tại Syria và không tham gia vào chiến dịch chống cái gọi là Nhà nước Hồi giáo do Mỹ cầm đầu ở Iraq và vẫn coi người Kurd ở Syria là khủng bố, trong khi Mỹ coi họ là đồng minh. Thái độ thờ ơ của Thổ Nhĩ Kỳ đối với tiến trình hòa bình Syria được Liên Hợp Quốc tài trợ; chính sách lá mặt lá trái của Thổ Nhĩ Kỳ về người tị nạn Syria đang đổ vào Châu Âu... đã khiến cho Washington cảm thấy khó chịu.
Sự đổ vỡ trong quan hệ Mỹ-Thổ Nhĩ Kỳ có nguyên nhân sâu xa hơn. Bất đồng về vấn đề Syria cho thấy Mỹ và Thổ Nhĩ Kỳ có những lợi ích và ưu tiên khác nhau. Tổng thống Erdogan cho rằng Thổ Nhĩ Kỳ là cường quốc duy nhất ở Trung Đông và chỉ hợp tác có chọn lọc với Mỹ.
Thêm vào đó, mối quan hệ cá nhân giữa Tổng thống Obama và ông Erdogan cũng bị đổ vỡ. Ông Erdogan là không đóng vai trò nào trong một Trung Đông mới mà ông Obama đã hình dung trong năm 2010. Cái mà Mỹ muốn thấy ở Thổ Nhĩ Kỳ là một "nhà lãnh đạo Hồi giáo ôn hòa, thu hẹp khoảng cách giữa Đông và Tây”. Trong con mắt của Tổng thống Obama, Tổng thống Erdogan chỉ là một nhà lãnh đạo “độc đoán và thất bại”.
Về cơ bản, Washington thất vọng về việc Tổng thống Erdogan đã tách ra khỏi quỹ đạo của Mỹ. Liệu đó có phải là một sự biện minh cho “thay đổi chế độ”?
Mặc dù Washington có các đồng minh khác ở vùng Vịnh và Châu Âu, nhưng Thổ Nhĩ Kỳ lại là một thành viên NATO giáp giới với Iraq và Syria. Việc Thổ Nhĩ Kỳ không tham gian cuộc chiến chống phiến quân IS đã khiến cho công tác hậu cần gặp nhiều khó khăn và chi phí của chiến dịch không kích IS của Mỹ bị đẩy lên cao.
Thật không khó để hiểu được lợi ích cốt lõi của Thổ Nhưng những gì mà người ta vừa chứng kiến cho thấy đây chính là hậu quả của một trật tự thế giới đa cực.
Video đánh bom xe ở thủ đô Ankara của Thổ Nhĩ Kỳ. (Nguồn RT):
Minh Châu (Theo atimes.com)