Số phận chiếc vĩ cầm 1,4 triệu đô của tàu Titanic

Google News

(Kiến Thức) - Chiếc vĩ cầm số 1 của ban nhạc trên chiếc tàu Titanic được bán với giá 1,4 triệu đô ngày 20/10, tại một nhà bán đấu giá ở miền nam nước Anh.

Cây vĩ cầm số 1 trên tàu Titanic được bán với giá 1,4 triệu USD.
Nhà bán đấu giá Henry Aldridge & Con trai, chuyên về các di vật của tàu Titanic, nói đây là một giá kỷ lục thế giới đối với những vật kỷ niệm có liên hệ đến tàu Titanic.
Ông Alan Aldridge, người điều khiển chính cuộc bán đấu giá, nói: “Cây vĩ cầm này có tính cách biểu tượng. Nó tượng trưng cho sự can đảm của con người, cách thức mà nhạc sĩ trẻ này và các đồng nghiệp cũng như tất cả mọi người cư xử một cách can đảm trên con tàu, ở lại với con tàu và hoàn thành nhiệm vụ của họ”.
Nhà bán đấu giá Henry Aldridge & Con trai cho biết họ phải mất 7 năm để kiểm tra về tính xác thực của cây đàn.
Cây đàn thuộc về trưởng ban nhạc Wallace Hartley.
Cây đàn thuộc về trưởng ban nhạc Wallace Hartley đang trình diễn bản nhạc "Nearer, My God to Thee" thì con tàu bạc mệnh Titanic bị chìm. Ông Hartley và các thành viên ban nhạc đều thiệt mạng. Chiếc vĩ cầm được tìm thấy sau đó, vướng trong xác của ông Hartley trôi trên mặt biển.
Ngày 15/4/1912, ngay trong chuyến hải hành đầu tiên, con tàu du lịch lớn nhất sang trọng nhất thế giới Titanic đã đụng phải một núi băng ở Bắc Đại Tây Dương. Chưa đầy 3 tiếng đồng hồ sau đó, 1/3 những người trên tàu chết chìm hay chết cóng dưới làn nước băng giá, và rồi tàu chìm xuống đáy đại dương.
Chỉ có 710 trong số hơn 2.000 người trên tàu sống sót
Tàu Titanic không đủ thuyền cứu sinh. Phụ nữ và trẻ em sử dụng hầu hết những thuyền này. Những hành khách hạng ba và nam giới mua vé thuộc tất cả mọi hạng hầu hết đều theo tàu chìm xuống lòng đại dương.
Những hành khách hạng ba và nam giới mua vé thuộc tất cả mọi hạng hầu hết đều theo tàu chìm xuống lòng đại dương.  
Ông Paul Kurzman là chắt của hai ông bà Isidor và Ida Straus, những người dân New York giàu có mua vé hạng nhất. Nhưng vào đêm hôm đó họ từ chối nhận đặc quyền. Ông Paul Kurzman cho biết ông cố Isidor của ông nói: “Chừng nào mà còn một phụ nữ hay trẻ em trên tàu này, một người đàn ông như tôi sẽ không lên thuyền cứu sinh”.
Đến năm 1985 người ta tìm ra con tàu đắm. Nhiều đoàn thám hiểm đã lặn xuống chụp hình và những vật dụng vương vãi quanh con tàu đắm được vớt lên.
Ông Arlan Ettinger, chủ tịch của công ty bán đấu giá Guernsey, đã bán hết 5.500 vật dụng, nói:
”Để tôn trọng những kỷ niệm liên quan đến những người đã thiệt mạng, không có bất cứ món vật dụng gì đã được lấy ra khỏi tàu, vì tàu Titanic được coi như là thiêng liêng. Rồi theo với thời gian, con tàu đắm sẽ rã nát vì tình trạng khắc nghiệt dưới đáy biển phía bắc Đại Tây Dương, vì vậy bộ sưu tập này thể hiện những kỷ niệm về con tàu Titanic”.
Ông Richard Davenport-Hines, tác giả cuốn ”Voyagers of the Titanic”, con xấu số này còn làm mọi người say mê vì cho thấy điều ông mà gọi là “sự ngạo mạn của những nhà công nghệ.” Ông nói: “Tàu Titanic là một ví dụ điển hình nhất. Nó được cho là con tàu không thể nào chìm. Nó xả hết tốc lực chạy quá nhanh thật nguy hiểm, qua những vùng biển có nước gần đóng băng, do người ta nghĩ là con tàu không thể chìm”.
Thế nhưng, con tàu hoành tráng nhất thời bấy giờ đã gặp nạn chỉ vì những bộ phận nhỏ bé, tầm thường nhất của nó. Các nhà khoa học cho rằng những đinh tán liên kết thân tàu quá yếu không thể chịu đựng nổi sức dội của vụ va chạm vào núi băng nên thân tàu nứt ra, vỡ đôi như mối hàn dọc theo một lon đồ hộp.
Văn Bình (theo VOA)