|
Ảnh minh họa.
|
Mỹ là cường quốc quân sự hàng đầu thế giới, trong khi Trung Quốc là một quốc gia quan trọng trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương. Sự mất cân bằng trong sức mạnh tổng thể giữa hai nước là kết quả của nhiều yếu tố khác nhau, nhưng nổi bật nhất là sự hợp tác của Mỹ với các đồng minh trong khu vực như Nhật Bản, Philippines. Mặc dù sở hữu một kho vũ khí hạt nhân có thể hủy diệt Trung Quốc, nhưng Mỹ lại không có thể sử dụng để kiềm chế siêu cường đang lên trong khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Tuy chưa đến gần một cuộc xung đột, nhưng căng thẳng Trung Quốc-Mỹ là cao. Trong một buổi điều trần trước Ủy ban quân lực Hạ viện Mỹ ngày 24/7, các chuyên gia quân sự Mỹ cho biết chiến lược “tái cân bằng” khu vực Châu Á-Thái Bình Dương là cần thiết trước ảnh hưởng gia tăng của Trung Quốc và Triều Tiên liên tục có hành động khiêu khích hạt nhân.
Những câu hỏi như: Làm thế nào Mỹ có thể can thiệp vào các vấn đề an ninh của khu vực Châu Á-Thái Bình Dương trong chiến lược tái cân bằng? Khi nào thì can thiệp và can thiệp sâu đến mức nào”…vẫn chưa có câu trả lời. Do đó, các quốc gia Châu Á-Thái Bình Dương vẫn không chắc chắn liệu Mỹ có duy trì sự hiện diện quân sự trong khu vực hoặc theo cam kết hay không.
Chính quyền Obama đã nhiều lần bày tỏ rằng chiến lược tái cân bằng nhắm vào “toàn bộ khu vực Châu Á-Thái Bình Dương”, chứ không phải chỉ nhằm vào Trung Quốc. Tuy nhiên, nếu chiến lược này không nhằm vào Trung Quốc, thì sau đó mục tiêu là gì? Sự thật là chiến lược tái cân bằng này có mục tiêu rõ ràng và có nhiều tình tiết không thể được tiết lộ cho công chúng.
Chiến lược “tái cân bằng” của Mỹ đã gây ra một cuộc chạy đua vũ trang trong khu vực. Nó cũng đã dẫn đến các cuộc tập trận chung quy mô lớn và phô trương các loại vũ khí tiên tiến; thúc đẩy các quốc gia Châu Á khác hiện đại hóa hệ thống vũ khí và các nhà sản xuất vũ khí của Mỹ hưởng lợi.
Cho đến nay, Mỹ đã khiến cho các đồng minh Nhật Bản và Philippines thất vọng vì không chịu hỗ trợ đầy đủ trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc ở Biển Hoa Đông và Biển Đông.
Hiện chưa rõ kết cục của cuộc tranh chấp Senkaku/Điếu Ngư (do Nhật Bản quản lý và Trung Quốc cũng tuyên bố chủ quyền) và tranh chấp quần đảo Trường Sa ở Biển Đông (một khu vực mà Trung Quốc, Philippines, Việt Nam, Malaysia và Brunei tuyên bố chủ quyền toàn bộ hoặc một phần) đã khiến cho các quốc gia láng giềng sa vào một cuộc chạy đua vũ trang.
Chuyên gia quân sự Mỹ cho để kiềm chế Trung Quốc, Mỹ phải duy trì cam kết của mình trong khu vực và phải có nguồn lực cần thiết để thực hiện chiến lược này.
Tuy nhiên, với kế hoạch cắt giảm ngân sách quốc phòng 500 tỷ USD trong 10 năm tới, nhiều người lo ngại liệu Quốc hội Mỹ có thông qua một ngân sách để Nhà Trắng theo đuổi chiến lược tái cân bằng hay không?
Lê Chân (theo WantChinaTimes)