Tái chiếm Ramadi: “Bốn đánh một chẳng chột cũng què”

Google News

(Kiến Thức) - Bốn lực lượng của Nga, Mỹ, dân quân và quân đội Iraq cùng tham gia vào cuộc tổng tấn công tái chiếm Ramadi từ tay phiến quân IS.

Ramadi – thủ phủ của tỉnh Anbar rộng lớn – là thành phố lớn thứ hai của Iraq rơi vào tay phiến quân IS – sau Mosul.
Nguồn tin quân sự của Debkafile cho biết, không quân Nga, Mỹ phối hợp cùng dân quân và quân đội Iraq đã tiến hành cuộc tổng tấn công tái chiếm Ramadi ngày 22/12 từ tay tổ chức khủng bố IS.
Tai chiem Ramadi: “Bon danh mot chang chot cung que”
Thành phố Ramadi - thủ phủ của tỉnh Anbar, Iraq.
Quân đội Iraq được coi là lực lượng xung kích chủ lực tái chiếm Ramadi, dưới sự chỉ đạo của Trung tâm chỉ huy chiến dịch được thiết lập tại thủ đô Baghdad tháng trước. Làm việc tại trung tâm này có các sĩ quan Mỹ, Nga và Iraq. Tham gia Trung tâm chỉ huy chiến dịch còn có Abu al-Mahadi Muhandis – người đứng đầu lực lượng dân quân người Shitte lớn nhất tại Iraq.
Nguồn tin quân sự cho biết, các sĩ quan Iran cũng liên lạc với chỉ huy Nga, Mỹ trong cuộc chiến chống IS. Nếu sự phối hợp này mang lại hiệu quả trong việc tái chiếm thành phố Ramadi thì có thể cuộc tổng tấn công giành lại Mosul (Iraq) từ tay khủng bố sắp được tiến hành.
Nhiệm vụ cụ thể của những lực lượng tham gia vào cuộc tổng tấn công tái chiếm Ramadi như sau:
Quân đội Iraq tấn công vào trung tâm thành phố Ramadi từ phía bắc trong khi dân quân người Shiite tiến vào từ phía nam. Không quân Mỹ tấn công các mục tiêu IS trong thành phố nhằm làm tê liệt khả năng chống cự của các tay súng khủng bố. Không quân Nga có nhiệm vụ hỗ trợ, sẵn sàng tiêu diệt bất kỳ chiến binh IS nào đang cố vượt biên từ Syria để tiếp viện cho đồng bọn đang bị bao vây ở Ramadi.
Các chuyên gia nhận định, cuộc tấn công tái chiếm Ramadi sẽ thắng lợi.
Được biết, tại Ramadi hiện có tối đa khoảng 400 đến 500 chiến binh IS. Tuy nhiên, việc quét sạch các chiến binh khủng bố ra khỏi thành phố này cũng là một nhiệm vụ rất khó khăn. Tại Tikrit và thị trấn lọc dầu Baiji, phiến quân IS phân chia cấu trúc phòng thủ thành hai cấp độ - trên mặt đất và cấu trúc ngầm.
Cấp độ cao nhất với các bẫy mìn và thiết bị điện thông minh kích nổ bằng điều khiển từ xa.
Ở mức độ thấp hơn, bao gồm hệ thống đường hầm sâu nối liền với nhau. Đây là nơi các chiến binh IS ẩn náu và chui ra ngoài để thực hiện những cuộc tấn công vào ban đêm.
Trước đó, quân đội Iraq hay lực lượng dân quân địa phương người Shiite đều không thể xông vào và phá hủy hệ thống đường hầm này. Và do vậy, họ có thể không bao giờ thực sự quét sạch IS khỏi các thị trấn “đã được giải phóng”.
Thiên An (Theo Debka)