Hiện thời, trên các phương tiện truyền thông Trung Quốc đua nhau đưa tin về "siêu vũ khí chống hạm" DF-21D, về những rủi ro mà các tàu sân bay Mỹ sẽ phải đối mặt khi tiến gần bờ biển Trung Quốc.
|
Các tàu sân bay sẽ bị triệt hạ bằng tên lửa DF-21D.
|
Các tàu sân bay sẽ bị triệt hạ bằng
tên lửa DF-21D và Mỹ hiện chưa có loại vũ khí nào có thể vô hiệu hóa “siêu vũ khí chống hạm” này.
Kể từ năm 1960, cả Liên Xô lẫn Mỹ đều bắt đầu chuyển hướng tập trung vào việc nghiên cứu phát triển các loại tên lửa chống hạm. Trong những năm 1970, Liên Xô đã bắt đầu thử nghiệm tên lửa chống hạm tầm trung 4K18 (còn được gọi là R-27K) và đi tiên phong trong lĩnh vực này. Các vụ thử nghiệm 4K18 đã thành công mỹ mãn và tên lửa chống hạm tầm trung này đã được đưa vào biên chế của Quân đội Liên Xô. Loại tên lửa này không được nhiều người biết đến vì một số lý do và nó cũng đã bị rút khỏi biên chế trong năm 1980.
|
Mỹ đã phát triển tên lửa tầm ngắn Pershing II trong những năm 1970.
|
Mỹ đã phát triển tên lửa tầm ngắn Pershing II trong những năm 1970 và triển khai ở châu Âu sau đó một thập kỷ, gây ra một cuộc khủng hoảng lớn giữa Liên Xô và NATO. Cuối những năm 1980, sau khi các bên đạt được một hiệp ước hạn chế vũ khí hạt nhân, tên lửa Pershing II đã bị rút khỏi châu Âu. Sau đó, Mỹ và Nga đã không nỗ lực hơn nữa trong việc nghiên cứu chế tạo các loại tên lửa tương tự.
Tuy nhiên, trong những năm 1990, Quân đội Trung Quốc bắt đầu nghiên cứu loại tên lửa chống hạm tầm trung. Trong những năm 1980, kho vũ khí hạt nhân của Trung Quốc có nhiều các loại tên lửa tầm trung và tầm ngắn.
Tên lửa DF-21 lần đầu tiên xuất hiện vào đầu những năm 1990 và ngay sau đó phiên bản cải tiến DF-21A có hệ thống dẫn đường tương tự như tên lửa Pershing II. Tuy nhiên, sai số chệch mục tiêu của nó vào khoảng 100-300m.
|
Trong những năm 2000, lại rộ lên tin đồn về việc Trung Quốc sở hữu "siêu vũ khí" mới là tên lửa tầm trung DF-21D. |
Trong những năm 2000, lại rộ lên tin đồn về việc Trung Quốc sở hữu "siêu vũ khí" mới là tên lửa tầm trung DF-21D. Tin tức thời đó nói rằng tên lửa này có thể dễ dàng tấn công tàu sân bay Mỹ. Nhưng xem ra, khả năng của loại tên lửa này dường như đã được phóng đại. Tên lửa này có tầm bắn lên tới 3.000 km và nó có một hệ thống dẫn đường với độ chính xác khá cao.
Trung Quốc có thể đã bắt đầu phát triển tên lửa chống tàu sân bay, nhưng hiện chưa có cuộc thử nghiệm DF-21D nào trên biển. Điều này khiến cho người ta nghi ngờ về việc “siêu vũ khí chống hạm” này đã được hoàn thiện.
Một vấn đề lớn đối với các loại tên lửa Trung Quốc là độ chính xác. Để giải quyết bài toán khá nan giải này, Trung Quốc đã bắt đầu triển khai mạng lưới rộng lớn bao gồm các trạm radar có thể phát hiện mục tiêu xa hơn 3.000 km. Việc triển khai đòi hỏi một sự đầu tư đáng kể thời gian-tiền bạc và có thể sẽ còn phải mất vài năm để hoàn thành.
Nhưng ngay cả khi mạng lưới radar rộng lớn được triển khai, tên lửa chống hạm của Trung Quốc vẫn phải đối mặt với rất nhiều trở ngại.
|
Khi các tên lửa chống hạm Trung Quốc bay ở độ cao 20, chúng dễ bị các tàu khu trục Aegis mang tên lửa SM-2 Block IV đánh chặn. |
Thứ nhất, các cụm tàu sân bay tấn công của Mỹ thường có ít nhất một tàu chiến Aegis được trang bị tên lửa đánh chặn SM-3, có thể ngăn chặn các cuộc tấn công tên lửa tầm ngắn. Điều này có nghĩa là một số tên lửa DF-21D sẽ bị bắn hạ trước khi chúng có thể đi đến mục tiêu. Thứ hai, hệ thống dẫn đường cũng có thể là một nhược điểm của tên lửa Trung Quốc. Để tìm và khóa mục tiêu, các đầu đạn phải giảm tốc độ xuống còn Mach 2-3 ở độ cao hơn 20 km. Nhưng khi các tên lửa chống hạm Trung Quốc bay ở độ cao 20, chúng dễ bị các tàu khu trục Aegis mang tên lửa SM-2 Block IV đánh chặn.
Vì vậy, DF-21D cũng không có hiệu quả hơn trong việc phá qua hàng rào phòng thủ cụm tàu sân bay so với một tên lửa chống hạm thông thường. Tên lửa DF-21D chỉ là một sự thay thế cho tên lửa chống hạm, chứ không phải là một "vũ khí huyền thoại" và thời gian sẽ chứng minh uy lực của nó như thế nào.
Minh Châu (Theo WantChinaTimes)