Do vậy, định hướng phát triển đất nước sẽ là điểm lưu tâm đối với người dân trong nước cũng như cộng đồng quốc tế trong bối cảnh Quốc hội nước này phế truất Tổng thống Yanukovych và ấn định ngày bầu cử sớm.
“Làn sóng biểu tình hiện nay bắt nguồn từ chính quyết định đột ngột của
Tổng thống Yanukovych trong việc ký kết thỏa thuận Mậu dịch Tự do (FTZ) với EU hồi cuối tháng 12. Trong khi đó, người dân nước này coi thỏa thuận trên là bước ngoặt trong việc gia nhập EU”, chuyên gia tới từ Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Trung Quốc ông Liu Fenghua chia sẻ quan điểm với tờ
Tân Hoa Xã.
|
Những người biểu tình và cảnh sát chống bạo động đụng độ nhau.
|
Trước đó, ông Yanukovych đã thể hiện quan điểm ủng hộ mối quan hệ với EU trong các bài phát biểu của mình. Tuy nhiên, theo chuyên gia Liu, Tổng thống Ukraine hắn cảm thấy khá băn khoăn trước khi đặt bút ký vào văn kiện với EU.
“Nền kinh tế của Ukraine phụ thuộc khá nhiều vào thị trường Nga. Do vậy, thay vì ký với EU, Tổng thống nhận thấy rằng, gia nhập liên minh thuế quan do Nga khởi xướng sẽ đem lại lợi ích ngay lập tức cho đất nước. Trong khi đó, việc tham gia ký FTZ sẽ là động thái khiêu khích với Nga và còn có thể khiến cường quốc này áp dụng các lệnh trừng phạt kinh tế lên họ. Vì thế, thỏa thuận FTZ với EU có thể không bù đắp được các tổn thất mà Ukraine phải gánh chịu nếu làm phật lòng Nga”, ông Liu nhận định.
Ông tiếp lời: “Nga đã ngừng nhập khẩu sữa và các sản phẩm thép của Ukraine trong năm 2013. Tuy nhiên, Ukraine lại là nước nhập nhiều khí đốt từ nước này. Kết quả, điều này đã gây ra sự thâm hụt trong cán cân ngoại thương của Ukraine ở mức hơn 6,5 tỷ USD”.
Trong khi đó, việc các quốc gia phương Tây hỗ trợ cho các lãnh đạo đối lập Ukraine lại chính là “nguyên nhân trực tiếp” gây nên bạo lực gần đây ở thủ đô Kiev. Đó là quan điểm của ông Timofei Bardachev, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu các vần đề châu Âu thuộc Đại học Kinh tế Nga đưa ra trong cuộc phỏng vấn độc quyền với tờ báo Trung Quốc.
Ngoài ra, ông Bardachev còn đưa ra một giải thuyết: những quan chức cấp cao Đức ngỏ lời mời các lãnh đạo đối lập Ukrain tới Berlin để gặp gỡ. “Điều này thể hiện hành động hiếu chiến của phe biểu tình cấp tiến trong việc chống lại chính quyền. Đó là điều mà chúng ta đang chứng kiến hiện thời”, ông cho biết.
“Theo như tôi thấy, chính phủ Ukraine đã kiềm chế trong ba tháng qua. Cụ thể, họ đã thả những người biểu tình bị bắt giữ và đề xuất đối thoại chính trị. Tuy nhiên, vấn đề thực sự lại nằm ở việc sử dụng vũ lực của một số phần tử cực đoan, hay đòi hỏi chính phủ từ chức ngay lập tức hay đòi tổ chức bầu củ sớm”, ông nói thêm.
|
Diễn biến mới nhất ở cuộc khủng hoảng Ukraine. Quốc hội nước này đã phế truất chức vụ của Tổng thống Yanukovych và phóng thích cựu nữ Thủ tướng Yulia Tymoshenko.
|
Ngoài ra, vị học giả này còn chia sẻ một vài quan điểm khác. “Các yêu cầu đó quả thực khó khăn bởi lẽ ông Yanukovyc là tổng thống được bầu một cách hợp pháp. Ông luộn bị mắc kẹt trong những chính sách cân bằng giữa Nga và châu Âu để cố gắng đem lại lợi ích cho quốc gia mình. Hiện ở Ukraine có ba phe chính, đó là chính phủ, phe đối lập ôn hòa và phe đối lập cực đoan”, ông này tiếp lời.
Cũng trong cuộc phỏng vấn này, vị chuyên gia này cũng cảnh báo rằng, vai trò của “phe đối lập ôn hòa” (phe hiện đang đại diện trong cơ quan lập pháp của Ukraine) sẽ bị đẩy lùi ra khỏi hệ thống và không làm ảnh hưởng tới sự phát triển tương lai của nước này.
Đối với tương lai của Ukraine, các chuyên gia dự đoán rằng, mặc dù hai bên (phe biểu tình và chính phủ) đã ký thỏa thuận ngừng chiến, nhưng triển vọng của thỏa thuận hòa bình thông qua các đàm phán chính trị lại khá u ám bởi các kháng cáo chính trị của phe đối lập và sự can thiệp của nước ngoài.
Cựu Thứ trưởng ngoại giao Nga ông Anatoly Adamishin đề xuất một giải pháp cho vấn đề chính trị của Ukraine. Theo đó, Nga và EU có thể khởi xướng các cuộc đàm phán với các phe chính trị của Ukraine. Đồng thời, điều này có thể làm tăng sự tin tưởng giữa Nga và EU.
Tất cả các chuyên gia tham gia cuộc phỏng vấn với Tân Hoa Xã đều bày tỏ quan ngại rằng, khả năng Ukraine trượt dài trong một cuộc nội chiến toàn diện.
“Ukraine là một điểm nóng trên thế giới với nền công nghiệp sản xuất vũ khí. Do vậy, cuộc nội chiến (nếu xảy ra) có thể vượt qua tầm kiểm soát của Nga và châu Âu. Do vậy, hai phía nên suy xét kĩ lưỡng trước khi can thiệp vào chính trường Ukraine”, ông Liu cho hay.
Thanh Nga (theo THX)