Vì sao sữa ở Châu Âu còn rẻ hơn nước lọc?

Google News

Sữa ở Châu Âu còn rẻ hơn nước lọc bởi lệnh cấm nhập khẩu của Nga, nhu cầu của TQ suy giảm cùng với việc chấm dứt hạn ngạch sản xuất.

Hiện nay ở các nước thuộc Liên minh Châu Âu (EU), giá sữa ở Châu Âu còn rẻ hơn nước lọc, 1 lít sữa có giá 1 USD (hơn 22 ngàn đồng) trong khi 1 lít nước lọc đóng chai có giá 1,5 USD.
Cú sụt giảm này quả là một thảm họa đối với các nhà sản xuất sữa. Giá sữa tại các siêu thị, cửa hàng đã giảm khoảng 5% trong năm nay do nguồn cung vượt quá nhiều lần nhu cầu sử dụng trong khu vực.
Vi sao sua o Chau Au con re hon nuoc loc?
Người nông dân phun sữa về phía cảnh sát tại cuộc biểu tình trước trụ sở EU ở Brussels ngày 7/9. Ảnh: AFP 
Trong khi đó, sữa thu mua trực tiếp tại nông trại đã mất giá 20%, chỉ còn 33 cent/lít. Nhiều người nông dân phải chịu lỗ vốn, bán sữa dưới cả chi phí sản xuất nếu không muốn đổ bỏ sản phẩm của mình. Tại Anh, sữa được thu mua với giá 23,35 xu/lít, trong khi giá thành sản xuất là 30 xu/lít.
Còn tại Pháp, Bộ Nông nghiệp nước này cho biết khoảng 22.000 trang trại, tương đương 1/10 số nông trại trên toàn quốc, có nguy cơ phá sản với khoản nợ chung lên tới 1,2 tỷ USD.
Vi sao sua o Chau Au con re hon nuoc loc?-Hinh-2
Nông dân Bỉ đổ sữa trắng xóa ruộng đồng. 
Trước tình hình căng thẳng trên, giới chức EU ngày 7/9 cho biết sẽ hỗ trợ khẩn cấp 555 triệu USD cho người nông dân 28 nước thành viên để giúp họ vượt qua cơn khủng hoảng.
Nông dân Châu Âu đã rơi vào vòng xoáy khó khăn kể từ khi Nga ra lệnh cấm nhập khẩu thực phẩm nhằm đáp trả lại các biện pháp trừng phạt kinh tế của phương Tây. Moskva là một trong số những thị trường tiêu thụ sản phẩm từ sữa lớn nhất của Châu Âu khoảng 6,1 tỷ USD/năm với 32% lượng xuất khẩu pho mát và 24% lượng xuất khẩu bơ.
Bên cạnh đó, việc Trung Quốc – quốc gia nhập khẩu sữa lớn nhất thế giới – giảm lượng tiêu thụ trong mấy tháng qua cũng là một cú đánh tới ngành sữa châu Âu, đặc biệt là sản phẩm sữa bột.
Nông dân các nước EU đang kêu gọi các nhà chức trách nối lại hạn ngạch sản xuất để cân bằng thị trường. Hạn ngạch này lần đầu tiên trong 30 năm đã được dỡ bỏ hồi đầu năm nay, cho phép người nông dân tự do sản xuất bao nhiêu tùy thích. Việc này dẫn đến tình trạng sản xuất ồ ạt, vượt quá nguồn tiêu thụ và gây thêm áp lực cho vấn đề giá cả.
Theo Báo Tin Tức