Vì sao Triều Tiên bất ngờ phóng 3 tên lửa tầm ngắn?

Google News

(Kiến Thức) - Động thái đột ngột phóng 3 tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên  có thể là "phát súng thăm dò" của Bình Nhưỡng, trong bối cảnh các động thái ngoại giao đang bắt đầu.

 Một vụ thử tên lửa của Triều Tiên.

Giới chức Hàn Quốc khẳng định Triều Tiên hôm qua vừa bắn 3 tên lửa tầm ngắn vào vùng biển phía Đông nước này mà không hề báo trước, gây bất ngờ cho cộng đồng thế giới.

Trên thực tế, Triều Tiên thường tiến hành các vụ thử tên lửa tương tự. Nhưng vụ phóng mới nhất diễn ra trong thời điểm cẳng thẳng trên bán đảo Triều Tiên lắng dịu và các động thái thăm dò ngoại giao bắt đầu xuất hiện.

Bộ Quốc phòng Hàn Quốc nhấn mạnh, mục đích bắn tên lửa tầm ngắn của Triều Tiên làm hiện vẫn chưa rõ ràng nhưng vẫn cảnh báo động thái trên làm dấy lên quan ngại về khả năng, khiêu khích quân sự trong khu vực sẽ tái diễn và căng  thẳng hơn.

Do đó, bộ này đang tiếp thục theo dõi Triều Tiên chặt chẽ để đáp trả kịp thời trong trường hợp Bình Nhưỡng kích hoạt các  động thái khiêu khích hơn, chống lại Hàn Quốc.

Hồi tháng 3, giữa bối cảnh căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên leo thang đỉnh điểm, Bình Nhưỡng di chuyển 2 tên lửa tới bờ biển phía Đông của nước này. Thời điểm đó, các chuyên gia tin rằng, Triều Tiên có ý định thử tên lửa trong bối cảnh nước này đang cố nâng cấp phạm vi và độ chính xác của kho vũ khí mà họ sở hữu.

Trong khi đó, sau khi phân tích các hình ảnh vệ tinh mới nhất về hoạt động tên lửa của Triều Tiên, mới đây, Mỹ và Hàn Quốc thông báo, Triều Tiên vừa rời 2 tên lửa tầm trung Musudan có khả năng bắn tới đảo Guam của Mỹ khỏi bãi phóng ở bờ biển phía Đông sau khi âm thầm vận chuyển chúng tới đây hồi đầu năm nay.

Trong thời gian gần đây, Bình Nhưỡng liên tục đe dọa tấn công hạt nhân nhắm vào Seoul và Washington nhằm đáp trả cuộc tập trận thường niên Mỹ-Hàn và các biện pháp trừng phạt mới mà Liên Hiệp Quốc áp dụng với họ sau khi quân đội Triều Tiên thử tên lửa lần 3 hồi tháng 2. Các nhà phân tích cho rằng, sự khiêu khích của Triều Tiên trong thời gian qua là chiêu ép Mỹ đàm phán để đòi viện trợ của Bình Nhưỡng.

Tuy nhiên, cuộc tập trận chung Mỹ-Hàn, mà Triều Tiên cho là sự chuẩn bị cho một cuộc xâm lược nước này, đã kết thúc và cuối tháng trước. Căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên những ngày gần đây cũng bắt đầu hạ nhiệt. Một loạt các động thái thăm dò ngoại giao của các bên bắt đầu nổi lên.

Tuần qua, Glyn Davies, Đặc phái viên hàng đầu của Mỹ về Triều Tiên, kết thúc chuyến thăm Hàn Quốc, Nhật Bản và Trung Quốc. Trong khi đó, cuối tuần trước, cố vấn thân cận của Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe trở về sau chuyến công du Triều Tiên nhưng chưa cho biết chi tiết về mục đích, diễn biến và kết quả của chuyến đi.

Mỹ và Nhật Bản là 2 thành viên tham gia đàm phán giải trừ quân bị 6 bên với 2 miền Triều Tiên, Nga và Trung Quốc. Triều Tiên đã đơn phương rút khỏi các cuộc đàm phán năm 2009 sau khi Liên Hiệp Quốc thắt chặt các biện pháp trừng phạt đối với nước này sau vụ phóng tên lửa tầm xa của họ.

Triều Tiên và Hàn Quốc trên thực tế vẫn ở trong tình trạng chiến tranh khi mới chỉ kỳ thỏa thuận ngừng bắn, tạm chấm dứt chiến tranh trong giai đoạn 1950-1953 thay vì một hiệp ước hòa bình.

TIN LIÊN QUAN

ĐANG ĐỌC NHIỀU



Bạch Dương