Xuyên suốt thời gian bắt đầu có tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông cho đến nay, Trung Quốc luôn tìm mọi thủ đoạn chấp pháp để chứng minh nước này đang kiểm soát trên thực tế các vùng biển đảo ở Biển Đông.
|
Các nước cần vô hiệu hóa các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông.
|
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hồng Lỗi giải thích rằng nước này hàng năm vẫn đưa ra
lệnh cấm đánh bắt cá vào mùa hè và Trung Quốc chỉ đơn thuần thực thi trách nhiệm và nghĩa vụ quốc tế để bảo tồn nguồn cá.
Nhưng đó chỉ là phát ngôn che đậy vì Trung Quốc không có thẩm quyền cấm đánh bắt cá trên các vùng biển của nước khác. Thực chất đây là một thủ đoạn chấp pháp của Bắc Kinh nhằm củng cố cho lập luận Trung Quốc đã có thời gian liên tục kiểm soát biển đảo trong phạm vi cái gọi là “đường lưỡi bò” trái với luật pháp quốc tế và không được một nước nào trên thế giới thừa nhận.
Vì đòi hỏi chủ quyền “đường lưỡi bò” ở Biển Đông của Trung Quốc thực ra là việc "nhận vơ" chủ quyền các vùng biển của các nước khác trong khu vực, cho nên Trung Quốc đang cố gắng bằng các hoạt động chấp pháp để duy trì sự kiểm soát liên tục bằng quyền lực nhà nước của Trung Quốc, trong đó có các lệnh cấm. Với mục đích cuối cùng là tạo được chứng cớ pháp lý để gây sức ép khi đàm phán, đồng thời để tuyên truyền gây ngộ nhận cho nhân dân trong nước mà ra sức ủng hộ chính phủ Trung Quốc quyết liệt tranh chấp ở Biển Đông.
Để đối chọi lại với các lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông, các nước có tuyên bố chủ quyền khác thường ra các tuyên bố phản đối lệnh cấm đó. Xét về sức mạnh quyền lực pháp lý, thì rõ ràng các lệnh cấm của Trung Quốc mưu toan phô diễn sự kiểm soát thực tế của chủ sở hữu (dù là mạo danh), còn các phát ngôn phản đối của cácnước khác với lệnh cấm thì chỉ biểu thị được là đang có tranh chấp với Trung Quốc. Tuyên bố phản đối rõ ràng thể hiện sức mạnh quyền lực pháp lý yếu hơn các lệnh cấm của Trung Quốc.
Đây là một tình trạng chênh lệch hết sức nguy hiểm trong cuộc chiến tranh pháp lý đang xảy ra giữa các bên tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông với Trung Quốc.
Cũng cần phải chú ý rằng cuộc tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã trở thành một cuộc chiến pháp lý rất quyết liệt, cho nên mọi hoạt động trên Biển Đông của các bên thực ra đều để phục vụ cho cuộc chiến tranh pháp lý đang xảy ra này.
Vì vậy để đối chọi được với những lệnh cấm của Trung Quốc ở Biển Đông, ngoài việc tuyên bố phản đối lệnh cấm của Trung Quốc, các nước có tuyên bố chủ quyền ở Biển Đông cần ngay lập tức ra lệnh cấm ở Biển Đông chồng đè lên lệnh cấm của Trung Quốc trong vùng biển của mình, vừa biểu thị được sức mạnh quyền lực pháp lý của chủ sở hữu đang kiểm soát đối chọi ngang ngửa với lệnh cấm của Trung Quốc để vô hiệu hóa quyền lực pháp lý từ lệnh cấm của Trung Quốc, vừa tránh được khoảng thời gian phải bảo vệ ngư dân đánh bắt cá chống lại lực lượng chấp pháp Trung Quốc thực thi lệnh cấm này dễ bị tổn thất tàu thuyền vật chất tính mạng của ngư dân, lại vừa tránh được khoảng thời gian phải huy động lực lượng chấp pháp tuần tra xua đuổi các tàu cá của Trung Quốc, do họ đã bị lệnh cấm của Trung Quốc buộc phải ngừng hoạt động.
Các lệnh cấm của các nước chồng đè lên sẽ kéo dài hơn và hết hạn muộn hơn lệnh cấm của Trung Quốc, khi đó Trung Quốc cho phép ngư dân đánh bắt cá trở lại “đường lưỡi bò” thì vấp phải các lệnh cấm của các nước vẫn còn thời hạn, do đó lập luận đang thực thi liên tục chủ quyền bằng quyền lực pháp lý của Trung Quốc sẽ bị bác bỏ.
Ngoài ra các nước trong khu vực còn nên tận dụng những đợt có bão để ra các lệnh cấm đánh bắt cá trong vùng biển của mình, để vừa biểu thị được đang kiểm soát bằng quyền lực pháp luật lại vừa giúp ngư dân tránh bão không ra biển đánh bắt cá.
Như vậy, các lệnh cấm biểu thị sự kiểm soát bằng quyền lực nhà nước của các nước sẽ nhiều hơn của Trung Quốc, sẽ bác bỏ thẳng thừng được lập luận Trung Quốc đã kiểm soát được “đường lưỡi bò” bằng các lệnh cấm.
Đây là chiến thuật pháp lý mới trên chiến tuyến chống lại quyền lực pháp lý từ các lệnh cấm của Trung Quốc, làm vô hiệu hóa thủ đoạn chấp pháp "ra lệnh cấm rồi lại cho phép" hòng củng cố lập luận đang thực thi chủ quyền liên tục đối với cái gọi là “đường lưỡi bò” trái luật ở Biển Đông của Trung Quốc.
Phạm Mạnh Hà