Động cơ tăng áp sử dụng dòng khí xả để làm quay cánh quạt tuốc-bin đặt trong turbo nhằm đẩy nhiều khí đốt vào khoang máy, dẫn tới hiệu năng lớn hơn.
Tuy nhiên, nhược điểm của loại động cơ này đó là khi ở số vòng tua lớn, lượng khí xả không đủ mạnh để quay tuốc bin, tây ra tình trạng trễ ga hay turbo lag.
|
Turbo điện tử với mô-tơ điện dẫn động cánh quạt tuốc-bin.
|
Để giải quyết tình trạng này, các kỹ sư đã tạo ra công nghệ mới với tên gọi turbo điện tử (electronic turbo hay e-turbo). Trong turbo điện tử, một mô-tơ điện sẽ được gắn với cánh quạt tuốc bin và có thể điều khiển bằng điện tử.
Ở số vòng tua thấp, động cơ điện sẽ hoạt động để bù trừ cho dòng khí thải yếu, khiến chiếc xe có khả năng tăng tốc ấn tượng và tiết kiệm nhiên liệu hơn so với turbo truyền thống.
|
Động cơ với turbo điện tử hiện đang được Mercedes trang bị trên xe đua F1.
|
Hiện công nghệ e-turbo đã được sử dụng trong nhiều giải đua khác nhau, tuy nhiên các hãng xe mới chỉ bắt đầu nghiên cứu để áp dụng nó vào các dòng xe dân đụng.
Theo ông Steffen Jastrow - Trưởng bộ phận phát triển xe cỡ nhỏ của Mercedes - AMG, công ty này đang tìm cách để có thể ứng dụng e-turbo nhằm giảm lượng tiêu thụ nhiên liệu và hàm lượng khí thải, trong khi vẫn không làm giảm khả năng vận hành của xe.
|
Mercedes E63 AMG thế hệ mới đang thử nghiệm trên đường đua.
|
Ông Jastrow cho biết, Mercedes-AMG sẽ không sử dụng e-turbo mới vào trước 2017. Tuy nhiên, ông cũng gợi ý rằng những dòng xe AMG cao cấp của Mercedes sẽ được trang bị turbo điện tử đầu tiên, chẳng hạn như E63 AMG thế hệ mới.
Kiều Anh