Theo đó, tốc độ của các loại phương tiện xe cơ giới được nâng “trần” giới hạn tốc độ thêm 10km/h trong khu dân cư. Cụ thể, với các loại xe cơ giới đường bộ được phép đi với tốc độ tối đa 60km/h trong khu vực đông dân cư tại Đường đôi có dải phân cách hoặc đường một chiều có từ 2 làn xe cơ giới trở lên và đối với Đường hai chiều không có dải phân cách, đường một chiều có 1 làn xe cơ giới sẽ là 50km/h.
Trong khi đó, đối với các loại xe máy chuyên dùng, xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự khi tham gia giao thông, thông tư 91/2015/TT-BGTVT quy định tốc độ tối đa được xác định theo báo hiệu đường bộ và không quá 40 km/h. Và đối với đường cao tốc, tốc độ tối đa cho phép khai thác sẽ không vượt quá 120 km/h.
|
Tốc độ của các loại phương tiện xe cơ giới được nâng “trần” giới hạn tốc độ thêm 10km/h trong khu dân cư. |
Ngoài ra, Thông tư 91 còn quy định cụ thể việc đặt biển báo hiệu tốc độ thực hiện theo quy định của pháp luật về báo hiệu đường bộ hiện hành và phải căn cứ vào tình hình thực tế của đoạn, tuyến đường bộ cho phù hợp. Theo đó, trên các đường nhánh ra/vào đường cao tốc, thì trường hợp đặt các biển cảnh báo hoặc biển hạn chế tốc độ giá trị tốc độ không được dưới 50 km/h.
Còn đối với biển báo hiệu “Bắt đầu khu đông dân cư” và biển báo hiệu “Hết khu đông dân cư” cần lưu ý đến tình hình dân cư thực tế hai bên đường bộ, không đặt biển báo hiệu khu đông dân cư đối với các đoạn tuyến chưa đô thị hóa, dân cư thưa thớt và tầm nhìn không bị hạn chế.
|
Đối với đường bộ ngoài khu vực đông dân cư (trừ đường cao tốc), các phương tiện cơ giới đường bộ sẽ có tốc độ tối đa như sau.
|
Nguyễn Anh