Công cuộc “phủ sóng” hoá thiết bị giám sát hành trình (GSHT) đối với các phương tiện vận tải (cả hàng hoá và hành khách) trên cả nước được Bộ GTVT đề ra đến năm 2018 hiện đã đi được nửa chặng đường. Thống kê từ Tổng cục Đường bộ trong tháng 9/2015 cho thấy 70,12% tổng số xe kinh doanh vận tải thuộc diện phải lắp hộp đen đã truyền dữ liệu giám sát về hệ thống thông tin của Tổng cục.
Trong 9 tháng đầu năm 2015, cơ quan chức năng dựa trên dữ liệu GSHT đã xử lý 4.057 xe vi phạm và phạt hành chính gần 500 triệu đồng. Như vậy, có thể thấy công tác lắp đặt hộp đen ôtô theo lộ trình đã thực hiện đúng kế hoạch.
|
Công cuộc “phủ sóng” hoá thiết bị giám sát hành trình (GSHT) đối với các phương tiện vận tải. |
Với nhiều doanh nghiệp vận tải, từ việc bị bắt buộc theo luật định, sau một thời gian sử dụng, trải nghiệm hộp đen ôtô đã nhận ra nhiều lợi ích không nhỏ của thiết bị này. Tuy vậy, cũng có không ít trường hợp phải trả “học phí” để đi đúng đường do chủ quan coi nhẹ việc chọn thiết bị GSHT hợp chuẩn.
Tốn kém vì mua thiết bị đối phó
Năm 2013 được coi là thời điểm thị trường thiết bị GSHT sôi động với khoảng 180 đơn vị cung cấp sản phẩm cho doanh nghiệp kinh doanh vận tải. Sở dĩ có sự bùng phát này là vì đây là giai đoạn thí điểm cho đề án “hộp đen” hoá ôtô kinh doanh vận tải của Bộ GTVT. Nhóm xe chở khách tuyến cố định nằm trong tầm ngắm bán hàng của phần lớn các công ty thiết bị GSHT.
Anh Nguyễn Ngọc Tuấn, chủ nhiệm một HTX vận tải hành khách với 15 đầu xe chạy tuyến Hà Nội – Thanh Hoá cho biết thời điểm đó đã lên mạng tự tìm nhà cung cấp có giá rẻ nhất thị trường để…làm cho có. Theo anh Tuấn, việc lắp hộp đen ôtô cũng chỉ là để kiểm tra đúng là mình có trang bị giống như xe phải có bình chữa cháy và búa thoát hiểm, chứ mua đồ đắt tiền rồi không dùng thành lãng phí. Do vậy, dàn 15 xe của anh chỉ mất 1,7 triệu đồng/xe cho bộ GSHT nhập khẩu từ Trung Quốc thay vì giá gấp 3 đến 4 lần nếu là hàng Hàn Quốc hoặc xuất xứ châu Âu.
|
Kiểm tra thiết bị GSHT trên xe khách.
|
Thời gian đầu lái xe cũng như phòng điều hành cũng chả buồn kiểm tra hoạt động của thiết bị. Đến kỳ đăng kiểm, anh Tuấn mới vỡ lẽ là đống GSHT mua tốn hơn 25 triệu đồng không đạt chuẩn, thậm chí hệ thống định vị bị sai lệch lớn, không kết nối được với Trung tâm dữ liệu của địa phương. Để khắc phục, anh Tuấn phải nhờ hỏi đúng loại thiết bị đạt chuẩn để thay thế mớ đồ lắp bị lỗi của mình.
Cũng như anh Tuấn, chị Vũ Tuyết Minh ở Hải Phòng, chủ nhà xe với 7 chiếc cũng lấy tiêu chí mua đồ rẻ để đối phó với sự kiểm tra sau này. Tuy nhiên, lợi đâu chả thấy mà đến khi cơ quan chức năng kiểm tra thông báo thiết bị chị mua không thể kết nối theo QCVN31:2014/BGTVT. Gọi điện cho đơn vị mua yêu cầu lắp đặt lại nhưng hết lần này đến lần khác họ khất lần vì viện cớ thiếu nhân sự, cơ sở ở xa. “Lúc mua thì họ đem hàng đến tận nơi chào mua nhiệt tình thế mà khi có sự cố lại thoái thác. Đến lúc không đợi được tôi phải nhờ người quen hỏi đúng thiết bị đạt chuẩn mua về lắp. Vừa tốn kém, vừa mất thời gian,” chị Minh kể.
|
Thiết bị GSHT Smart Box SM 5.0.
|
Sinh lợi nhờ thiết bị đạt chuẩn
Thời điểm “tranh sáng, tranh tối” của thị trường GSHT đã có không ít doanh nghiệp như của anh Tuấn, chị Minh ăn phải “quả đắng” thiết bị không đạt chuẩn. Đến nay, khi Hiệp hội thiết bị GSHT đã hoạt động được gần 1 năm và quy tụ hơn 10 doanh nghiệp cam kết cung cấp thiết bị phù hợp QCVN31:2014/BGTVT thì thị trường hộp đen ôtô mới dần đi vào quỹ đạo ổn định.
Theo anh Phương, kỹ sư - chuyên viên tư vấn của HC Group (đơn vị vừa nhận giải thưởng “Top 100 sản phẩm dịch vụ phát triển tốt nhất” cho thiết bị GSHT Smart Box SM 5.0), thị trường dù đã loại dần những sản phẩm kém chất lượng nhưng nhiều khách hàng vẫn bị nhầm lẫn giữa bộ GSHT đạt chuẩn với bộ thiết bị chỉ có chức năng định vị xe một cách thuần tuý mà không lưu trữ và xử lý dữ liệu đúng theo yêu cầu.
|
Smart Box SM 5.0 được sản xuất ngay tại Việt Nam.
|
Anh Phương lấy ví dụ sản phẩm Smart Box SM 5.0 có giá bán chỉ khoảng hơn 3 triệu đồng nhưng lại rất bền nhờ vỏ đúc áp lực hợp kim nhôm giúp chịu va đập, linh kiện mạch in mạ vàng đảm bảo tuổi thọ thiết bị... “Xác định vị trí của xe là một tính năng quan trọng nhất đối với một thiết bị GSHT. Thiết bị Smart Box SM 5.0 có khả năng ghi nhận vị trí thực tại của xe. Sau đó, thông tin này được truyền lên hệ thống giám sát trực tuyến. Chủ phương tiện có thể dễ dàng theo dõi vị trí của xe khi đăng nhập vào website: giamsattructuyen.vn,” anh cho biết thêm.
Không chỉ dừng lại ở một sản phẩm trang bị bắt buộc theo luật định, một số doanh nghiệp vận tải đã tận dụng khá tốt chức năng tích hợp hệ thống của hộp đen ôtô để phục vụ lợi ích cho chính mình. Như công ty vận tải Phú Mạnh (Hải Phòng) đã chọn mua Smart Box SM 5.0 kèm với bộ cảm biến nhiên liệu cho dàn xe đầu kéo khi được tư vấn về lợi ích giám sát thất thoát chi phí.
|
Thiết bị cảm biến lưu lượng nhiên liệu (DFM).
|
Cảm biến lưu lượng (DFM) kết nối với hộp đen ôtô giúp giám sát từ xa hoặc tại chỗ lượng nhiên liệu tiêu hao với sai số chỉ 1%, tiết kiệm từ 15% đến 40% chi phí thất thoát nhiên liệu so với cách kiểm tra thông thường. “Cảm biến DFM khá là khoản đầu tư ban đầu khá đắt nhưng với việc giám sát kỹ càng mức tiêu hao nhiên liệu, kết hợp báo cáo giám sát lộ trình từ hộp đen giúp chúng tôi yên tâm quẳng gánh lo nghĩ về chi phí thất thoát như trước đây. Lợi nhuận được đảm bảo thì thời gian thu hồi vốn sẽ nhanh,” anh Nguyễn Tấn Phong, giám đốc Phú Mạnh nhận xét.
Nguyễn Anh