Cụ thể, đối với dòng xe ôtô chở người từ 9 chỗ trở xuống, trừ xe ôtô chạy bằng xăng kết hợp năng lượng điện, năng lượng sinh học, trong đó tỷ trọng xăng sử dụng không quá 70% số năng lượng sử dụng; xe ôtô chạy bằng năng lượng sinh học; xe ôtô chạy bằng điện sẽ có 2 phương án.
Theo phương án 1, xe có dung tích từ 1.000 cm3 trở xuống được hưởng mức thuế tiêu thụ đặc biệt chỉ có 25%, giảm tới 20% so với hiện hành từ ngày 1/7/2016 và sau đó, hạ tiếp thuế suất còn 20%, giảm 25% so với hiện hành từ 1/1/2018.
|
Bộ Tài chính đề xuất tăng 10-15% thuế tiêu thụ đặc biệt đối với xe có dung tích lớn. |
Loại xe trên 1.000 cm3 đến 1.500 cm3 áp dụng thuế suất 30%, giảm 15% so với hiện hành kể từ ngày 1/7/2016 và áp thuế suất 25%, giảm 20% so với hiện hành từ ngày 1/1/2018.
Trong khi đó, với phương án 2, hai nhóm xe trên gộp thành 1 nhóm là tất cả các loại xe có dung tích từ 1.500 cm3 trở xuống thì hưởng thuế suất 30%, giảm 15% so với hiện hành.
Đối với các loại ôtô dung tích lớn trên 1.500 cm3, Bộ Tài chính chia làm 3 nhóm nhỏ. Trong đó, nhóm thứ nhất, loại xe có dung tích xi lanh từ trên 1.500 cm3 đến 2.000 cm3, áp thuế suất là 40%, giảm 5% so với hiện hành từ ngày 1/7/2016 và từ ngày 1/1/2018 áp dụng thuế suất 30%, giảm 15% so với hiện hành.
Nhóm xe thứ 2 là loại có dung tích xi lanh trên 2.000 cm3 đến 3.000 cm3 áp dụng thuế suất 60%, tăng 10% so với hiện hành từ ngày 1/7/2016. Từ ngày 1/1/2018, mức thuế bắt đầu giảm còn 55%, chỉ tăng 5% so với hiện hành.
|
Thủ tướng cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. |
Nhóm thứ 3 chịu mức tăng thuế mạnh nhất là loại có dung tích xi lanh từ trên 3.000 cm3, bao gồm cả motorhome từ ngày 1/7/2016, nhóm này áp dụng thuế suất 75% (tăng 15% so với hiện hành), từ ngày 1/01/2018 áp dụng thuế suất 70% (tăng 10% so với hiện hành).
Xe ôtô chở người từ 16 đến dưới 24 chỗ thuế suất được đề xuất giảm từ 15% hiện hành về một trong hai phương án là 10% hoặc 0%.
Trước đó, tại cuộc họp Thường trực Chính phủ về cơ chế, chính sách thực hiện chiến lược và Quy hoạch phát triển công nghiệp ôtô Việt Nam, Thủ tướng đã đồng ý áp dụng mức thuế suất thuế tiêu thụ đặc biệt cao đối với các dòng xe ô tô đến 9 chỗ có dung tích xi lanh trên 3.000 cm3, kích thước lớn, lượng khí thải ra môi trường lớn và các chủng loại xe đến 9 chỗ có giá trị tuyệt đối lớn.
|
Phương án tính thuế tiêu thụ đặc biệt cho loại xe chở người từ 9 chỗ ngồi trở xuống.
|
Thủ tướng cũng đã phê duyệt Chiến lược phát triển ngành công nghiệp ôtô Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035. Mục tiêu phấn đấu năm 2035, tổng sản lượng xe đạt khoảng 1.531.400 chiếc, trong đó: xe đến 9 chỗ khoảng 852.600 chiếc, từ 10 chỗ trở lên khoảng 84.400 chiếc, xe tải khoảng 587.900 chiếc, xe chuyên dụng khoảng 6.500 chiếc.
Hiện, ôtô được đánh giá là một trong những mặt hàng "nhạy cảm" nên trong hầu hết các FTA đã ký kết, Việt Nam đều tỏ ra thận trọng khi cam kết cắt giảm thuế suất.
Tuy nhiên, theo cam kết trong ASEAN, ngày ngày 1/1/2018, Việt Nam sẽ phải cắt giảm thuế suất của các mặt hàng ô tô xuống 0%, là mức cam kết tự do hóa cao nhất trong các FTA mà Việt Nam đã ký kết.
Với Trung Quốc, Việt Nam cam kết cắt giảm xuống thuế suất 50% vào năm 2020. Đối với các FTA còn lại, mặt hàng ôtô được bảo hộ ở mức thuế suất nhập khẩu ưu đãi hiện hành.
Tuấn Nguyễn