Con số này tăng 1,5% so với 2016 (92,1 triệu chiếc), theo IHS Markit, một hãng xe ôtô hàng đầu thế giới về các phân tích, thông tin và giải pháp trong ngành xe hơi. Thống kê này chỉ bao gồm xe dân dụng hạng nhẹ (trọng lượng dưới 3,5 tấn).
Theo IHS, thị trường cũng đối mặt với rủi ro lớn chưa từng có từ sau cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, vốn khiến 2 trong số 3 hãng xe Mỹ lớn nhất phải đệ đơn phá sản. Nguyên nhân chính được cho là đến từ sự biến động về chính trị ở Mỹ và các nước châu Âu.
|
Bãi xe ở một nhà máy tại Trung Quốc, thị trường được dự báo đạt 28 triệu chiếc năm 2017.
|
Ngoài ra, IHS cũng dự báo lượng xe diesel tại châu Âu bán ra thị trường sẽ giảm, và có thể giảm mạnh hơn trong các năm tiếp theo, khi áp dụng tiêu chuẩn khí thải Euro 6.
Lượng tiêu thụ xe điện và xe hybrid cũng sẽ không tăng. Trong năm nay, con số xe điện được sản xuất sẽ vẫn chỉ dưới 1 triệu chiếc và chiếm 0,7% nguồn cung cấp xe mới trên toàn cầu.
|
Xe Audi, Porsche và Volkswagen tập kết chuẩn bị xuất khẩu.
|
Trung Quốc sẽ tiếp tục là thị trường lớn nhất thế giới, với ước tính lượng xe bán ra đạt 28 triệu chiếc, tăng 1,9% trong năm 2017. Mỹ sẽ giảm 1% so với năm trước, còn 17,4 triệu xe.
Đối với Tây Âu, sự kiện Brexit, các lo ngại về ngân hàng, và ảnh hưởng từ bầu cử ở Pháp và Đức có thể ảnh hưởng lớn đến niềm tin của người tiêu dùng. IHS cho rằng thị trường sẽ chỉ tăng 1% so với tốc độ 6,2% của năm ngoái. Điểm lạc quan là dường như thị trường Nga không còn giảm liên tục như 4 năm trước mà sẽ đạt tốc độ tăng trưởng 8,25%, nhờ giá năng lượng được cải thiện, tỷ giá ổn định và niềm tin của người tiêu dùng tăng lên, dù vẫn phải chịu ảnh hưởng từ các biện pháp trừng phạt về kinh tế.
|
Dự báo lượng ôtô bán ra 2017 của IHS.
|
Nhu cầu ở khu vực Nam Á sẽ hồi phục hơn nữa trong năm 2017 và đạt mức tăng 5,9% trong năm 2017, nhưng “đầu tàu” Ấn Độ chỉ đạt mức tăng 7,7% do tác động tiêu cực của việc đổi tiền.
Tại ASEAN, thị trường xe hơi dự kiến tăng 4,6%, trong khi Nhật Bản và Hàn Quốc vẫn "giậm chân tại chỗ" bởi ảnh hưởng từ thuế (Nhật Bản) và sự xáo trộn về chính trị (Hàn Quốc).
Thảo Nguyễn