Thông tư 15/2014 của Bộ Công an từ 1/6/2014, xe máy điện sẽ không được lưu hành nếu chưa đăng ký biển số và có thể bị xử lý như xe môtô, xe gắn máy. Thế nhưng sau 1 năm sử dụng, số lượng xe máy điện đi đăng ký chỉ đêm trên đầu ngón tay.
Bên cạnh việc vi phạm khi không đăng ký BKS, một số người sử dụng xe máy điện (và cả xe đạp điện) còn tự ý in biển kiểm sát (BKS) tự làm với những con số, câu chữ lạ mắt để chạy ra đường.
|
Một số người sử dụng xe máy điện (và cả xe đạp điện) tự ý in BKS. |
Theo thông tư 15/2014, với các trường hợp xe máy điện mới mua, sau 30 ngày là phải đăng ký biển số theo quy định. Nếu sau 30 ngày chủ phương tiện không đưa phương tiện đi đăng ký, lực lượng chức năng sẽ xử lý theo quy định.
Xe máy điện khi tham gia giao thông mà không có đăng ký BKS thì sẽ bị lực lượng chức năng xử phạt từ 300.000 - 400.000 đồng, tương đương mức tiền xử phạt của các loại mô tô khác.
|
Một học sinh không đội mũ bảo hiểm khi tham gia giao thông, BKS mang tên mình và số 99. |
Đại úy Tạ Ngọc Khánh – Đội trưởng đổi Tham mưu PC67 Hà Nội cho biết: Số lượng những xe máy điện đi đăng ký BKS ở các quận, huyện trên địa bàn Hà Nội sau 1 năm Thông tư 15/2014 có hiệu lực là rất ít.
Ông Nguyễn Ngọc Toản - Phòng Quản lý chất lượng xe cơ giới - Cục Đăng kiểm Việt Nam cho biết: “Để phân biệt giữa xe đạp điện và xe máy điện cần phải xác định được thông số, cũng như khối lượng, vận tốc và công suất của xe đạp điện và xe máy điện.
|
Một biển số tự chế siêu đẹp, đi kèm cả địa chỉ một cửa hàng bán xe điện. |
Trường hợp, nếu là xe đạp điện thì bắt buộc phải có bàn đạp chân, nếu không sẽ không được gọi là xe đạp. Còn xe máy điện thì không phải yêu cầu đặc biệt (có thể có bàn đạp chân hoặc không).
Cụ thể, quy định với xe đạp điện về khối lượng lớn nhất của xe hoàn chỉnh bao gồm cả ắc quy không lớn 40 kg, vận tốc lớn nhất đến 25km/h, công suất động cơ điện nhỏ hơn hoặc bằng 250W và bắt buộc phải có bàn đạp chân để khi hết điện, người lái có thể đạp như xe đạp, lưu thông bình thường.
|
Một phụ nữ ngang nhiên đeo cả BKS giả mang biển xanh "siêu đẹp" trên chiếc xe máy điện của mình. |
Còn đối với xe máy điện, khối lượng lớn nhất của xe hoàn chỉnh bao gồm cả ắc quy không lớn hơn 400kg, vận tốc lớn nhất đến 50km/h, công suất động cơ điện nhỏ hơn hoặc bằng 400W và không yêu cầu đặc biệt.
Khuyến cáo với mọi người khi đi mua xe đạp điện hoặc xe máy điện phải đảm bảo các yếu tố sau. Nếu mua xe đạp điện thì hãy chọn những xe đạp điện có dán tem hợp quy của Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp để thống nhất quản lý và phát hành. Còn mua xe máy điện phải có phiếu kiểm tra chất lượng xuất xưởng do Cục Đăng kiểm Việt Nam cấp để thống nhất quản lý và phát hành. Như vậy mới đảm bảo về tiêu chuẩn, cũng như chất lượng của phương tiện”.
Nguyễn Anh