Tuy nhiên điều này chưa hẳn đã hoàn toàn tốt và vẫn tiềm ẩn nguy cơ gây mất an toàn khi tham gia giao thông, theo như nghiên cứu của Cục Quản lý An toàn Giao thông Đường cao tốc Mỹ (NHTSA).
Cơ quan này đã nỗ lực nhằm buộc các hãng phải đưa vào xe ôtô điện thêm tính năng tạo ra âm thanh giả, mô phỏng lại tiếng động cơ đốt trong hoạt động, để các phương tiện xung quanh cũng như người đi bộ nhận biết được sự hiện diện của chúng. Ngày nay, hầu hết các mẫu xe điện đời mới đều đã có tính năng này. Nhưng vẫn có một lượng lớn xe điện và xe hybrid được sản xuất cách đây khá lâu hoàn toàn thiếu vắng chức năng mô phỏng tiếng động cơ, do đó NHTSA đã mở một cuộc điều tra nhằm xác định xác định xem liệu chúng có cần thiết phải bổ sung hay không.
|
Xe ôtô điện từ 2021 trở về trước phải tạo tiếng ồn khi vận hành ở Mỹ. |
Nguyên nhân của cuộc điều tra được cho là bắt đầu từ đơn kiến nghị của một cá nhân, được nộp vào tháng 7/2022. Công dân này khiếu nại về các nội dung trong bộ luật Tiêu chuẩn An toàn Phương tiện Cơ giới Liên bang (FMVSS) 141 năm 2018, trong đó có ghi rằng xe điện và xe hybrid dưới 10.000 pound (4.536 kg) phải được trang bị tính năng âm thanh cảnh báo giúp người đi bộ dễ nhận biết. Tuy nhiên phạm vi áp dụng bắt đầu từ các mẫu xe đời mới từ 2021 trở đi và không đề cập gì đến các mẫu xe đời cũ trước đây.
Theo ước tính của NHTSA, hiện giờ trên đất Mỹ đang có hơn 9 triệu xe hybrid và xe điện các loại lưu thông trên đường phố mà không được trang bị những hình thức cảnh báo bằng âm thanh thích hợp. Phần lớn trong số này là xe đời từ 2021 trở về trước và có thể bao gồm cả những xe lăn bánh từ 1997 cho đến nay, chẳng hạn như dòng xe Toyota Prius từng khởi đầu là xe hybrid và ra mắt tháng 10/1997.
|
Tại Mỹ hiện đang có hơn 9 triệu xe hybrid và xe điện các loại mà không được trang bị những hình thức cảnh báo bằng âm thanh. |
Sau khi cân nhắc mọi khía cạnh của vấn đề, cơ quan này kết luận rằng việc bổ sung thêm chức năng cảnh báo bâm thanh cho xe hybrid và xe điện này là cần thiết và hoàn toàn không khó để triển khai. Thách thức đáng kể duy nhất đến từ thời gian cần để hoàn thành cho một lượng xe lớn đến như vậy, dự kiến sẽ kéo dài rất lâu.
Lấy ví dụ từ trường hợp triệu hồi túi khí Takata, trong đó gần 70 triệu túi khí được yêu cầu thay thế vì lý do an toàn. Honda và các nhà sản xuất ô tô khác đã dành nhiều năm để tìm cách liên hệ với chủ sở hữu của những mẫu xe đời sâu và cố gắng thuyết phục họ đi thay túi khí mới. Do đó, việc kêu gọi chủ sở hữu của hơn 9 triệu xe hybrid và xe điện trong phạm vi hơn 26 năm vòng đời đi cập nhật tính năng là vô cùng phức tạp, rất khó đạt được trong một thời gian ngắn. NHTSA hiện từ chối đưa bình luận vì cuộc điều tra vẫn đang được tiến hành.
Thảo Nguyễn