Cô dâu 71 tuổi, đã sao?

Google News

Một câu chuyện của người bình thường, không phải giới showbiz, đang thành “mồi ngon” cho dư luận sau khi thông tin “đám cưới cô dâu 71 tuổi ở Long An” xuất hiện trên mạng, bất luận nhân vật đính chính ngay rằng bà mới 51, còn chú rể 57 tuổi. Nhưng cho dù là cô dâu đã 71 tuổi, thì đã sao?

Những rào cản vô lý

Nếu ở phương Tây, chuyện người già bước thêm bước nữa chẳng có gì để bàn tán, thì ở các nước phương Đông chuyện này vẫn còn là điều nghịch nhĩ với số đông. Đã có những điều tra xã hội học cho thấy, ở Việt Nam người trên 50 tuổi rất ngại kết hôn lần nữa, do con cái của họ ích kỷ, do quan niệm lạc hậu của xã hội, và do tâm lý e sợ của chính người già. Nhiều người con đã quen được cha mẹ thương yêu, chiều chuộng, nên sợ cha hay mẹ có người mới sẽ quên mình. Họ không biết tình yêu nam nữ và tình cảm cha mẹ với con cái không hề loại trừ nhau.

Nguyên nhân thứ hai khiến nhiều mối tình già tan vỡ là quan niệm cũ kỹ của xã hội cho rằng các ông già, bà cả mà kết hôn là trái thuần phong mỹ tục. Thật ra, mức sống của người dân hiện đã cao hơn xưa, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, dân trí cao, nên nhu cầu tình yêu, tình dục cũng kéo dài hơn trước. Tâm lý e sợ của người trong cuộc cũng là nguyên nhân khiến nhiều người già bỏ lỡ cơ hội tìm bạn đời. Một số người cố dập tắt, xua đuổi, không muốn nhìn nhận tình cảm của mình. Có người an phận, tự chụp cho mình cái mũ tuổi già, dù trái tim chưa già. Họ giấu mình trong những bộ quần áo tối màu, sống lặng lẽ, tránh xa người khác phái, xem yêu đương là một thứ tội lỗi. Tâm lý hy sinh mọi thứ, kể cả hạnh phúc riêng tư cho con đã ăn sâu vào những người làm cha mẹ, nhất là phụ nữ.

Nhiều người con còn lo sợ người già tái hôn sẽ làm nảy sinh phiền phức trong phân chia gia sản, sợ phải chăm sóc thêm một người cao tuổi… Những lo lắng ấy không có gì sai, nhưng vẫn không thể là lý do ngăn cản hôn nhân người già!

Tình yêu không phải đặc quyền tuổi trẻ

Ở tuổi nào, con người ta cũng cần có tình yêu. Nhu cầu được yêu thương, có bạn đời để chia sẻ tình cảm là chính đáng của mọi người. Người già vẫn có quyền yêu, kết hôn, miễn hợp pháp và không xâm hại tới đạo lý. Luâ%3ḅt Hôn nhân gia đình Việt Nam hiê%3ḅn hành chỉ quy định đô%3ḅ tuổi thấp nhất để kết hôn (nam 20, nữ 18 tuổi), chứ không quy định tuổi tối đa. Về chuyê%3ḅn tài sản, hai bên kết hôn có thể thoả thuâ%3ḅn riêng theo pháp luâ%3ḅt dân sự. Viê%3ḅc ngăn cản kết hôn với người có đủ điều kiê%3ḅn kết hôn là vi phạm pháp luâ%3ḅt, có thể bị xử phạt! 
Mặt khác, thuần phong mỹ tục của người Việt mang tính nhân văn rất cao và thể hiện sự trân trọng tình yêu, hạnh phúc của mọi người, không hề có sự kỳ thị, bài xích làm tổn thương người khác, cũng không xâm hại quyền yêu thương của bất kỳ ai. Chính vì vậy, thái độ ném đá của dư luận vào nhu cầu kết hôn của người già là đi ngược bản chất vốn có của thuần phong mỹ tục Việt Nam.

Thay vì phản đối, hãy cảm thông

Tình yêu có tác động tích cực tới sức khoẻ, tuổi thọ, khả năng lao động sáng tạo của con người, đặc biệt giúp giải toả về mặt tâm lý, tinh thần đối với người già. Nỗi sợ thường trực ở người về già là sự cô đơn, những người già độc thân thường xuyên rơi vào trạng thái trầm cảm, stress vì không có ai chia sẻ tâm tư. Việc người già lấy nhau là tạo điều kiện cho hai bên chăm sóc nhau dưới danh nghĩa vợ chồng, sẽ quý hơn nhiều so với các mối quan hệ khác như con cháu, bạn bè, xóm làng... Những lợi ích này không chỉ làm tăng chất lượng sống của người già mà còn kéo theo nhiều lợi ích khác cho con cháu, như đỡ vất vả khi ông bà có đôi, ông bà vui cuộc sống gia đình sẽ thoải mái, dễ chịu...

Chính vì vậy, con cái không nên cản trở cha mẹ đi bước nữa, mà nên có thái độ cảm thông, đừng quá khắt khe khi gia đình có thêm thành viên mới. Có thể góp ý, tư vấn thêm để người già cân nhắc những rủi ro từ việc kết hôn của họ như khó hoà hợp với nhau do ít nhiều vẫn còn thói quen, tình cảm, sự quan tâm với người xưa; có thể bị lừa gạt tiền bạc… Còn về phía dư luận, nên mở dần suy nghĩ của mình, xem việc những người lớn tuổi tìm đến nhau là một nhu cầu tình cảm bình thường. Chỉ cần đủ điều kiện kết hôn theo quy định của pháp luật là họ có quyền kết hôn, và xã hội có trách nhiệm tôn trọng cuộc hôn nhân đó. Đừng hỏi vì sao đã bảy, tám chục tuổi mà còn kết hôn. Người già không có nghĩa vụ phải trả lời câu hỏi ấy!

ThS xã hội học Nguyễn Tuấn Duy

Vì sao họ muốn kết hôn?

Để có người sớm hôm tâm sự

Bà Bùi Thị Vinh, ở ấp Chợ, xã Phú Phụng, huyê%3ḅn Chợ Lách (Bến Tre) có chồng mất đã hơn 40 năm. Bà có ba người con. Gần đây, bà và ông Hà Văn Tới ở ấp Phụng Đức B thương nhau, có ước nguyê%3ḅn về sống chung mô%3ḅt mái nhà để hủ hỉ sớm tối. “Các con giờ đã yên bề gia thất. Tôi hiê%3ḅn sống mô%3ḅt mình nên rất muốn có mô%3ḅt người bạn sớm hôm tâm sự. Mới đêm kia, sau khi ngủ dâ%3ḅy, tôi thấy buồn và nằm khóc mô%3ḅt mình khi nhìn xung quanh không thấy mô%3ḅt ai bên cạnh…”, bà Vinh nói. Tuy nhiên khi ông Tới đem mô%3ḅt số sính lễ đến nhà thờ Phú Phụng để nhờ cha xứ làm phép kết hôn với bà, được cha xứ đồng ý thì những người con của bà đến can ngăn vì cho rằng không bình thường. Sau khi được chính quyền địa phương giải thích, con cái hai bên đã hiểu ra và thay đổi thái đô%3ḅ cư xử. Ông bà đã được sống bên nhau. Bà con xóm giềng cũng rất kính trọng ông bà đã dám bước qua định kiến xã hô%3ḅi, sống thâ%3ḅt với nhu cầu hạnh phúc của chính mình (theo Pháp Luật TP.HCM, 4.4.2012)

Tìm danh phận cho bạn đời

Ở tuổi 93, ông Mai Kim Sơn ngụ ở cư xá Thanh Đa (TP.HCM) vẫn tha thiết muốn trở thành chú rể trong đám cưới tập thể diễn ra vào ngày 12.12.2012 cùng với cô dâu là goá phụ Lý Thị Thu, 66 tuổi, quê ở Lạng Sơn. “Chúng tôi muốn có kỷ niệm đẹp trong những năm tháng cuối đời. Thật ra, cũng có nhiều người dị nghị, không hiểu vì sao bà ấy đến đây ở với tôi. Do đó, tôi còn muốn qua đám cưới này thông báo chính thức cho mọi người biết danh phận bà ấy là vợ của tôi”, ông Sơn kể. Tuy nhiên mong ước của ông không thực hiện được vì ban tổ chức trả lời ông đăng ký quá muộn khi đã có đủ số cặp tham gia theo kế hoạch ban đầu (theo Thanh Niên, 9.12.2012).

T.L

Theo SGTT