Tối thứ bảy nhưng cậu em trai út của tôi vẫn ngồi ôm máy tính nghe nhạc rồi chát chít với bạn. Tôi thắc mắc: “Thứ bảy sao không đưa người yêu đi chơi, ở nhà làm gì?”. Cậu em cười như mếu: “Yêu đương bây giờ tốn kém lắm chị ơi. Khoản “tình phí” cho ăn uống, cà phê, quà cáp là không nhỏ nên em ở nhà cho lành”.
|
Minh họa: ZARA |
Méo mặt vì tốn kém
Duy, em tôi, quen một cô gái xinh đẹp học cùng trường ĐH K, TP HCM. Duy kể lần đầu hẹn hò, cậu hỏi cô bạn muốn ăn gì thì cô ta “thật thà” nói ngay địa chỉ một nhà hàng hải sản.
“Hôm ấy, em vừa ăn vừa hồi hộp không biết có đủ tiền trả hay không? Cũng may, hóa đơn vừa đúng số tiền em có trong túi, chứ không thì chẳng biết làm sao!”. Duy vừa kể vừa lắc đầu. Mấy lần sau, nghe đâu cô nàng rủ rê đi ăn nữa nhưng Duy từ chối vì sợ “hầu bao” không cho phép và mối tình ấy đang trên bờ vực... phá sản!
Cũng lâm vào cảnh dở khóc dở cười như Duy là Tuấn Anh, bạn đồng nghiệp của tôi. Tuấn Anh năm nay 26 tuổi nhưng vẫn chưa có người yêu. Mọi người trong cơ quan cố vun vào cho cậu với cô em họ của chị đồng nghiệp. Lấy lý do lần đầu gặp gỡ, cô gái xin phép Tuấn Anh được dẫn bạn bè đi cùng. Thật bất ngờ, bạn bè của cô gái là nhóm hơn 10 người cả nam lẫn nữ. Sau khi Tuấn Anh thanh toán chầu cà phê thì một người gợi ý đi ăn tối. Bữa ăn tối thật hoành tráng với những lời gọi món vô tư của nhóm bạn cô gái.
“Nhìn lại hóa đơn, tôi xanh mặt, may mà có thẻ ngân hàng chứ không thì chẳng biết giải quyết thế nào. Một bữa tối ăn uống làm lương tôi hụt một khoản không nhỏ” - Tuấn Anh đau khổ.
Bị “out” vì quá sòng phẳng
Cũng vì “không muốn bị thua thiệt”, nhiều chàng trai đã rất rạch ròi trong vấn đề “tình phí”. Đó là chuyện của Bình, một người bạn của tôi.
Bình quen một cô gái khá xinh đẹp. Buổi đầu hẹn hò của Bình diễn ra thật lãng mạn dưới ánh nến và tiếng đàn piano trầm bổng. Mọi việc diễn ra suôn sẻ, đến lúc chào tạm biệt trước cổng nhà nàng, Bình đưa hóa đơn của bữa ăn tối và yêu cầu... chia đôi. Cô gái vô cùng bối rối nhưng cũng mở ví trả lại cho Bình 50% hóa đơn. Rồi những lần sau, điệp khúc đưa hóa đơn vẫn tiếp tục lặp lại.
Nhiều người tròn mắt khi nghe chuyện của Bình nhưng anh ta tỉnh bơ: “Đừng để người ta lợi dụng mình ngay từ đầu, cái gì cũng phải rõ ràng”. Chẳng biết suy nghĩ của Bình có đúng không nhưng những lần sau hẹn đi ăn hay xem phim, cô gái đều từ chối với vô số lý do. Rồi một ngày, Bình thấy cô gái tay trong tay với một người khác.
Dung, cô bạn gái thời đại học của tôi, cũng vừa cho “out” một anh chàng mới quen hơn tháng vì chuyện rút ví chậm. Tôi thắc mắc: “Sao lại làm thế, anh ấy điều kiện tốt thế mà? Vả lại, bạn cũng đâu còn trẻ?”. Dung nhún vai: “Anh ấy có điều kiện tốt thật nhưng lấy một người keo kiệt, chi ly tính toán như thế thì mình sống độc thân còn hơn. Bữa trước mình và cô đồng nghiệp đi ăn cùng anh ấy. Đến lúc trả tiền, anh ấy cứ loay hoay móc túi trên, túi dưới. Thấy lâu quá, mình trả luôn cho xong. Mình thấy ngượng với cô bạn ghê”...
BÀ VÕ THỊ MINH HUỆ, GIÁM ĐỐC CÔNG TY TƯ VẤN TRẺ:
Nên có sự san sẻ
Trong
tình yêu, nếu sòng phẳng quá thì không còn gì lãng mạn. Tuy nhiên, nếu
bạn gái đã đi làm, có thu nhập thì tại sao không san sẻ một phần “tình
phí” đối với bạn trai? Tùy vào hoàn cảnh, thu nhập... mà có mức độ san
sẻ hợp lý. Sự san sẻ này cũng tạo ra cảm giác trân trọng của bạn trai,
chứng tỏ bạn là người nghiêm túc, không vụ lợi.
|
TIN BÀI LIÊN QUAN:
BÀI ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Theo Người lao động