|
Đại tá Kiểm đang ngồi kiết già để thu năng lượng chữa bệnh. |
Nhìn đại tá Vũ Kiểm nhanh nhẹn, leo 5 tầng cầu thang, giọng nói sang sảng... không ai nghĩ ông đã 88 tuổi. Ông tâm sự: "Bạn bè cùng tuổi sinh hoạt đã ra đi cả rồi, còn mình thì vẫn vô tư, chẳng sợ chết, cùng thơ vui vẻ với tuổi già".
"Tôi nghỉ hưu từ năm 1986, nhưng từ đó đến nay, mọi công việc đều được lên lịch đều đặn và thực hiện chuẩn giờ giấc, không có thời gian để nghĩ tới bệnh tật, tuổi già. Một tháng 30 ngày thì có tới 25 ngày tôi rong ruổi hội họp, tham dự các câu lạc bộ thơ khắp nơi ở Hà Nội như CLB thơ cổ truyền Hà Nội, thơ trào phúng, thơ Hội Người cao tuổi thành phố, các quận Hoàng Mai, Hai Bà Trưng, các phường, cụm dân cư... Làm thơ, ngâm thơ, quây quần với con cháu... cười ha hả suốt ngày thì làm gì có tuổi già mà lo nghĩ", đại tá Vũ Kiểm nói.
"Sinh - lão - bệnh - tử" là quy luật của cuộc sống, ai cũng phải trải qua, cái chính là ta biết làm sao để đón nhận và giải quyết nó một cách vui vẻ, có cơ sở khoa học. Ông bảo, trông vậy nhưng ông rất nhiều bệnh. 45 năm trong quân ngũ, tham gia 150 trận đánh, bị thương 4 lần, lại bị bệnh thấp khớp, huyết áp cao, rối loạn tiền đình... Khi mới nghỉ hưu ông cũng suốt ngày phải nhập viện vì bị rối loạn tiền đình nặng, huyết áp cao 160/100mmHg, đầu óc suốt ngày quay cuồng, nhìn người đi xe đạp còn choáng, nói gì đến chuyện đạp xe...
Bằng quyết tâm của người lính, ông không để bệnh tật quật ngã mình. Đã hơn 30 năm nay, trừ những ngày mưa bão, ngày nào ông cũng đi bộ 4 - 6km. Sáng ông dậy từ 5h, đi bộ sau đó tham gia tập luyện 4 bài dưỡng sinh ở câu lạc bộ. Về nhà ăn sáng xong là ông lại đạp xe đi họp hay sinh hoạt thơ với các cụ. 11h30 về nhà ăn cơm, ngủ trưa 2h dậy lại vui với thơ đến 4 giờ lại tập luyện, vẩy tay, đi bộ. Buổi tối ông thường ngồi thiền tâm năng dưỡng sinh từ 1,5 - 2 tiếng.
Theo ông Kiểm, tập luyện không chỉ nâng cao sức khoẻ mà còn giúp ông đẩy lùi bệnh tật. Kết hợp giữa tập luyện, ăn uống điều độ, sinh hoạt đúng giờ giấc (nhờ bà xã chăm lo), các bệnh của ông được cải thiện rất nhiều, nhất là bệnh huyết áp và rối loạn tiền đình ổn định, không tái phát.
Năm 2008, ông bị đau ruột nhưng sức yếu và cũng không đến mức phải mổ cấp cứu nên các bác sĩ cho ông uống thuốc, bồi bổ để tuần sau mổ. Trong suốt thời gian chờ mổ, ông đều ngồi thiền và quán tưởng để tự điều trị, kết quả thật bất ngờ, khi nội soi để phẫu thuật thì ruột thừa đã teo đi và khô lại. Đợt đấy ông đã thoát khỏi phẫu thuật. Vì vậy, ông đã coi tập luyện vô thức, vứt bỏ ưu phiền thu năng lượng, là một "phương thuốc" khá hữu hiệu để chữa bệnh cho mình và giải bệnh cho người khác.
TIN LIÊN QUAN
ĐANG ĐỌC NHIỀU
Nhật Hà (ghi)