1.Trận chiến Tours năm 732
Trong thế kỷ thứ VI, quân đội Hồi giáo đã lật đổ chế độ cầm quyền của người địa phương và tuyên bố chủ quyền những vùng đất rộng lớn. Vào đầu thế kỷ VI, người Berber của Libya rong thuyền đến Tây Ban Nha và bắt đầu thành lập đế chế Ummayad Dynasty. Quân đội Hồi giáo vẫn chưa dừng chân ở đó sau khi chinh phục được hầu hết khu vực miền Nam Tây Ban Nha. Họ tiếp tục di chuyển đến vùng đất xa hơn ở nước Pháp. Đây là nỗ lực đáng kể nhất mà người Hồi giáo muốn chinh phục các quốc gia ở Tây Âu.
Charles Martel đã dẫn đội quân của mình để đương đầu với đội quân của người Hồi giáo vài lần. Tuy nhiên, họ không có một sự khởi đầu tốt đẹp khi nhiều thất bại trước đội quân hùng mạnh của đế chế Ummayad Dynasty. Tuy nhiên, những người Hồi giáo đã lười biếng, ngủ quên trong chiến thắng nên bắt đầu lao vào cướp bóc của cải của người dân địa phương. Chớp lấy cơ hội này, Martel đã tổ chức một cuộc tấn công ở Tours nhằm phân thắng bại. Với nỗ lực phi thường, ông đã đánh bật được quân đội người Hồi giáo quay trở về miền Nam Tây Ban Nha. Kể từ đó, không đội quân nào của người Hồi giáo có thể đặt chân vào lãnh thổ Tây Âu.
2.Trận chiến Tsushima năm 1905
Nhật Bản và Nga từng xảy ra cuộc đụng độ đẫm máu trước chiến tranh thế giới I. Trong cuộc chiến này, Nhật Bản giành chiến thắng và trở thành siêu cường đóng vai trò quan trọng trong chiến tranh thế giới II. Trận chiến Tsushima mang tính chất quyết định, đem về phần thắng cho phía Nhật Bản. Khi đó, người Nga muốn kiểm soát Mãn Châu và quân đội Nhật Bản cũng có mục đích như vậy. Quân đội hai nước đã gặp nhau tại Tsushima. Trong trận hải chiến đó, việc truyền thông điệp điện tử lần đầu tiên được sử dụng và đem đến kết quả bất ngờ. Quân Nhật Bản tiêu diệt gần như hoàn toàn lực lượng Hải quân Nga và nắm quyền kiểm soát vùng Mãn Châu.
3. Trận chiến The Metaurus năm 207 trước công nguyên
Chiến tranh Punic là một chuỗi những cuộc đụng độ giữa các siêu cường lớn nhất thế giới là La Mã và Carthage. Nó gồm 3 cuộc chiến và quân đội thành Rome đều giành thắng lợi trong mỗi lần giao tranh. Trận chiến Metaurus là một trong những trận đánh mang ý nghĩa lịch sử đối với quân đội La Mã. Khi đó, Hasdrubal - em trai Hannibal đã có cuộc chạm trán với tướng quân La Mã Nero. Hasdrubal đã mang theo một lượng quân tiếp viện lớn và đã đụng độ với Hannibal. Mặc dù mọi người suy đoán tướng quân La Mã sẽ nhanh chóng bại trận nhưng mọi việc lại trái ngược hoàn toàn. Đội quân đông, hùng hậu không giúp Hasdrubal thắng trận. Nero đã chặt đầu ông rồi ném về phía doanh trại của người anh Hannibal.
4. Trận chiến Blenheim năm 1704
Trong thời gian trị vì, vua Louis XIV muốn tạo dựng một khu vực hòa bình. Vấn đề mà ông gặp phải là làm thế nào để triệt phá được Thủ đô Hapsburg. Vì vậy, ông đã điều động một đội quân lớn và di chuyển đến khu vực đó. Người Áo lo lắng sẽ mất đi Hapsbur nên đã liên minh với Anh, Rome và Phổ tạo thành “liên minh vĩ đại”.
Quân đội hai bên gặp nhau tại thị trấn Blenheim - nơi người Anh bắt đầu một cuộc vây hãm kẻ thù. Quân đội Pháp đã thử nhiều lần công phá thành phố nhưng đều bị lực lượng Anh đánh bật. Người Pháp bị tổn thất rất lớn và danh tiếng "bất khả chiến bại" của họ bị sụp đổ hoàn toàn. Kể từ đó, Pháp không bao giờ chinh phục được tất cả các nước châu Âu.
5. Trận chiến Hastings năm 1066
Trong một thời gian dài từ thế kỷ thứ VII-IX, nước Anh gần như biệt lập với thế giới. Nằm tách biệt trên hòn đảo và chỉ đứng nhìn các quốc gia khác ở châu Âu tranh đấu, người Norman đã quyết định không để nước Anh đứng mãi ở vị trí đó. Chính quyền Norman đã dẫn theo đội quân lớn nhằm xâm lược Anh. Và trong trận chiến Hastings, họ đã giành chiến thắng. Với thành công đó, lần đầu tiên trong lịch sử, quân đội nước ngoài lên nắm quyền cai trị và ngồi lên ngai vàng. Điều này có ảnh hưởng rất lớn đến nhiều quốc gia khác. Cụ thể, người Pháp đem ngôn ngữ của mình truyền bá vào nước Anh, khiến ngôn ngữ bản địa có sự thay đổi. Thêm vào đó, đây cũng là lần cuối cùng quân đội nước ngoài chinh phục được xứ sở sương mù.
6. Trận chiến Lechfeld năm 955
Vào thế kỷ thứ VII, đế quốc Hungary tăng cường sức mạnh và ngày càng muốn sở hữu nhiều đất đai hơn. Sau khi đã ổn định chính quyền ở khu vực phía đông, họ có động thái nhằm bành trướng sang khu vực Tây Âu. Hungary chọn quân đội Đức là mục tiêu cần chinh phục. Trong trận chiến Lechfeld, người Đức đã đánh bại đội quân xâm lược Hungary, ngăn nước này di chuyển vào khu vực Tây Âu. Kể từ đó, Đức trở thành một cường quốc trong khu vực. Đây cũng là lần đầu tiên các kỵ binh Đức giành chiến thắng trong một trận chiến quan trọng và dẫn đến xu thế các nước Tây Âu sử dụng kỵ binh thay vì cung thủ trong các cuộc chiến.
7. Trận chiến Emmaus năm 166 trước công nguyên
Vào thời gian đó, lực lượng người Do Thái đã chiến đấu nhằm nắm quyền kiểm soát Jerusalem. Người Hy Lạp cũng tiến hành xâm lược Jerusalem. Trong cuộc chiến Emmaus, quân đội người Do Thái đã khiến kẻ xâm lược tin rằng, họ yếu thế nên phải bỏ trốn lên núi. Thực tế, quân đội Do Thái nằm chờ người lực lượng Hy Lạp rời khỏi doanh trại rồi lẻn vào đánh cắp lương thảo dự trữ và vũ khí. Khi lính Hy Lạp trở về nơi đóng quân, họ phát hiện đã mất hết vũ khí và lương thực nên đã giơ cờ trắng đầu hàng và lầm lũi trở về nước.
8. Trận chiến Pultowa năm 1709
Vào thế kỷ XVI, Thụy Điển và Nga chiến đấu với nhau ác liệt để tìm ra nước nào sẽ là siêu cường trong thời gian tới. Lúc này, người Thụy Điển nắm quyền kiểm soát phần lớn miền Bắc châu Âu và đang tìm cơ hội mở rộng ảnh hưởng sang Nga. Thật không may đối với quân đội Thụy Điển bởi họ đã chọn thời điểm tấn công không chính xác. Cụ thể, theo nhận định của các chuyên gia, các nước khác sẽ không muốn xâm lược Nga vào mùa Đông vì sẽ không có "cửa" thắng.
Người Thụy Điển đã bị cuốn vào cuộc chiến ác liệt Pultowa với Nga. Cả hai bên đều bị thiệt hại lớn. Tuy nhiên, cuối cùng người Nga đã giành chiến thắng và binh sĩ Thụy Điển phải rút lui. Sự thất bại ấy đồng nghĩa với việc, nước này đã để mất vị trí siêu cường hùng mạnh vào tay Nga.
9. Trận chiến Valmy năm 1782
Sau Cách mạng Pháp, một số trận đánh có ý nghĩa cách mạng đã xảy ra trên lãnh thổ Pháp. Quân đội Phổ đã cố gắng chinh phục nước Pháp đang còn non yếu. Tuy nhiên, điều đó không hề dễ dàng khi họ gặp phải sự phản kháng mạnh mẽ của người Pháp tại Valmy. Dù vừa trải qua cuộc cách mạng cộng với bộ máy chính phủ chưa ổn định nhưng người Paris vẫn đủ sức đánh bại quân xâm lược. Họ giành chiến thắng với lực lượng được hợp thành từ các tình nguyện viên. Nhiều người cho rằng, chiến thắng của đội quân tình nguyện khiến thế giới có cái nhìn tích cực hơn về nước Pháp.
10. Trận chiến Yarmuk năm 636
Yarmuk là một thị trấn nhỏ nằm bên ngoài biển Galilee (khu vực giữa Syria và Palestine). Vào thời điểm đó, người Ả Rập kiểm soát lãnh thổ phía Đông trong khi Hoàng đế Byzantine cai trị vùng Cận Đông gồm: Palestine, Syria, Lebanon và Jordan.
Mặc dù Hoàng đế Byzantine được đánh giá là có sức mạnh lớn hơn Ả Rập với tỷ lệ là 10:1 nhưng với tài thao lược của mình, nhà lãnh đạo Hồi giáo Khalid bin Waleed tạm lui binh đến khu vực bên ngoài thị trấn. Sau đó, họ chờ đợi thời cơ để tấn công đế chế Byzantine. Người Ả Rập đã chớp thời cơ tấn công Yarmuk và cả thành trì của Hoàng đế Byzantine ở Antioch. Họ đã giành thắng lợi vang dội. Những tháng sau đó, người Ả Rập thừa thắng xông lên, tiến quân xuống đánh ở khu vực Trung Đông và làm tê liệt sức mạnh của đế chế Byzantine.
Nhật Anh (theo LV)