8 sự kiệt nghẹt thở về năng lượng hạt nhân

Google News

(Kiến Thức) - Thảm họa hạt nhân ở Goldsboro, sự cố khi bảo dưỡng tên lửa Titan II... là những "thảm án" hạt nhân kinh hoàng nhất thế giới.

1. Giáo phái Aum Shinrykio từng cho nổ một quả bom hạt nhân?
Aum Shinrykio là một giáo ghê rợn nổi tiếng ở Nhật Bản hồi năm 1995 khi dùng khí sarin tấn công hệ thống tàu điện ngầm Tokyo khiến 9 người thiệt mạng. Vào thời điểm đó, người ta phát hiện giáo phái này sở hữu 1 tỷ USD và đã tuyển dụng hai nhà vật lý hạt nhân thuộc Liên Xô cũ. Hai người này được giao nhiệm vụ tạo ra một quả bom để phá hủy Tokyo.
2. Một lò phản ứng hạt nhân được sử dụng như vũ khí giết người
Năm 1961, một nhà máy hạt nhân cách Idaho Falls khoảng 65 km đã phát nổ, làm 3 công nhân thiệt mạng và gây rò rỉ phóng xạ. Nguyên nhân dẫn đến vụ nổ được cho là do rút thanh điều khiển không đúng lúc và nó trở thành thảm kịch kinh hoàng trong lịch sử nước Mỹ. Hai nhân viên Jack Bynes và Richard Legg đã bị giết chết ngay tại chỗ. Cụ thể, Legg đã bị một tấm kim loại rơi trúng và chết ngay sau đó. Sau thảm kịch này, giới chức trách đã thắt chặt các quy định và quy trình sản xuất năng lượng hạt nhân cũng như có những thông tin cần thiết để cứu sống nhiều người kể từ khi xảy ra sự cố hạt nhân ở khu vực sa mạc bị cô lập.
Các chuyên gia ở nhà máy hạt nhân tiết lộ một số đặc thù đáng lo ngại về nhà máy thuộc dạng này như bộ phận điều khiển trung tâm lò phản ứng được tăng lên gần gấp đôi thì có thể gây ra một cuộc khủng hoảng. Có một giả thuyết chỉ ra rằng, một nhân tố khác đã góp phần dẫn đến khủng hoảng đó là vào thời điểm đó, Jack Bynes đang rơi vào giai đoạn khủng hoảng vì hôn nhân. Điều đó cho thấy chỉ cần một nhân viên làm việc ở lò phản ứng hạt nhân có tâm lý bất mãn cũng có thể gây ra một cuộc khủng hoảng hạt nhân.
3. Sự cố Palomares
Một vũ khí hạt nhân bị rơi xuống đất thường không gây ra ngay một vụ nổ vì có nhiều biện pháp bảo vệ tại chỗ nhưng nó vẫn là một trong những vũ khí nguy hiểm. Cho đến nay, trường hợp nghiêm trọng nhất của việc rơi bom hạt nhân xảy ra ở Tây Ban Nha năm 1966. Khi đó, chiếc B-52 chở 4 quả bom nhiệt hạch đụng phải máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 trên không và rơi gần Palomares, Tây Ban Nha. Tai nạn trên khiến 7 phi công trên 2 máy bay thiệt mạng. Hai quả bom không có lõi plutonium phát nổ, thải ra một lượng uranium khiến chính quyền phải di dời hơn 1.400 tấn đất ở Palomares. Mỹ nhanh chóng thu hồi được quả bom thứ ba nhưng phải huy động hơn 20 tàu chiến, máy bay và mất nhiều tháng mới vớt được quả thứ 4.
Sự cố khủng khiếp đó đã dẫn đến việc tất cả các thiết bị hạt nhân của Mỹ bị cấm di chuyển qua không phận Tây Ban Nha. Tây Ban Nha đã đạt được một thỏa thuận với Mỹ để làm sạch những vùng đất bị nhiễm độc. Thỏa thuận này có hiệu lực đến năm 2010. Tuy nhiên, các công dân Tây Ban Nha không được điều trị tốt do bị nhiễm phóng xạ. Sau khi chất độc phóng xạ, bức xạ bị gió phát tán vào khu dân cư và gây nhiễm độc đất nông nghiệp, người dân Tây Ban Nha đã phải bắt đầu một cuộc biểu tình lớn vào để nhận được bồi thường.
4. Cháy nhà máy điện nguyên tử Windscale
Thảm họa hạt nhân tồi tệ nhất lịch sử nước Anh xảy ra vào tháng 10/1957. Khi đó, một lò phản ứng hạt nhân tại nhà máy điện Windscale ở Kamberlend bị cháy đã làm rò rỉ một lượng lớn chất phóng xạ ra môi trường xung quanh. Vụ hỏa hoạn tạo ra một đám mây phóng xạ thoát ra ngoài và bị gió cuốn đi khiến một phần của châu Âu bị ảnh hưởng.
Lượng bức xạ bị phát tán ra bên ngoài ước tính rất nghiêm trọng, khiến 200 công dân Anh mắc bệnh ung thư. Trong đó, một nửa số trên đã tử vong. Không dừng lại ở đó, bức xạ còn xạ lan sang Bỉ, Na Uy và thậm chí một số quốc gia khác ở Đông Âu. Sau đó, cơ sở hạt nhân này đã bị niêm phong và thảo luận lên kế hoạch dỡ bỏ nhà máy này.
5. Buôn lậu Uranium
Giáo phái Aum Shinrykio không phải là tổ chức khủng bố duy nhất có ý định điên rồ tạo ra một vũ khí hạt nhân. Năm 2010, cảnh sát đã phát hiện được một đường dây buôn lậu định “tuồn” 1,38 kg uranium ra khỏi Nga. Khi đó, phát ngôn viên cảnh sát cho biết, sự việc đó diễn ra khá phổ biến ở Liên Xô hồi trước nhưng nó đã bị kiểm soát chặt chẽ trong thập kỷ qua. Điều đó chỉ ra rằng, một số nhóm khủng bố có thể sở hữu hơn 7 triệu Euro (bằng giá trị khối lượng uranium bị tịch thu) để chế tạo bom bẩn cho các hoạt động khủng bố.
6. Sự cố khi bảo dưỡng tên lửa Titan II
Ngày 18/9/1980, một quân nhân Mỹ tiến hành bảo dưỡng tên lửa Titan II ở Căn cứ không quân Little Rock đã làm rơi một dụng cụ từ độ cao 24m trúng vào lớp vỏ bọc ngoài tầng 1 của quả tên lửa Titan. Phần vỏ bị rách và nhiên liệu rò rỉ ra sau đó đã phát nổ, bắn văng đầu đạn hạt nhân ra xa tới 100m. Rất may cơ chế an toàn trong quả bom B53 đã tự kích hoạt khiến vật liệu phóng xạ không thể thoát ra ngoài. Tuy nhiên, sự cố này khiến 22 người bị thương. Một trong số đó cuối cùng đã chết.
Sự cố trên cũng gây ra mối đe dọa nghiêm trọng khiến cho giới chức trách phải tổ chức sơ tán công dân sống trong phạm vi 16 km. Chính quyền cũng quyết định bỏ ra 20 triệu USD để thu dọn hậu quả.
7. Thảm họa hạt nhân ở Goldsboro
Ngày 23/1/1961, một máy bay ném bom chiến lược B-52, với 2 quả bom nhiệt hạch "Mark-39" đã thực hiện chuyến bay theo kế hoạch dọc theo bờ biển Đại Tây Dương.
Khi bay qua thành phố Goldsboro, North Carolina (Mỹ), chiếc máy bay đã nổ tung trên không và các quả bom rơi ra. Chúng đã rơi xuống đất và được kích nổ khi cơ cấu an toàn cuối cùng - bộ chuyển mạch điện áp thấp hoạt động. Khi đó, các phi công đã nhảy dù và thoát thân an toàn.
Về sau, người ta phát hiện vì lý do nào đó, 3 trong 4 cơ cấu gắn bên trong để ngăn chặn việc nổ đã hoạt động. Trong quá trình điều tra, các chuyên gia phát hiện những quả bom "Mark-39" được trang bị các hệ thống để tránh việc kích nổ ngẫu nhiên, không đáng tin cậy. Do đó, năm 1966, chính quyền Mỹ đã "xóa sổ" chúng khỏi lực lượng vũ trang.
8. Những mối đe dọa từ bom bẩn
Một trong những vụ nổ bom bẩn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đó là một nhóm khủng bố đã gây ra thảm họa kinh hoàng ở Argun, Chechnya năm 1998. Một tổ chức khủng bố đã đặt một quả bom bẩn kết nối một mỏ uranium với một tuyến đường sắt. Rất may là kế hoạch đó đã không thành công. Tuy nhiên, một khoản tiền gửi trị giá hàng triệu đô la trên thị trường chợ đen đã được gom lại và dùng để thực hiện kế hoạch giết một số lượng lớn thường dân.
Thủ đô Moscow, Nga cũng từng bị rúng động khi một nhóm khủng bố cài bom bẩn ở công viên Izmailovsky. Trên thế giới có rất nhiều nhóm khủng bố muốn sản xuất và cho kích nổ bom bẩn khiến cơ quan chức năng luôn phải theo dõi sát sao và triệt phá những kế hoạc tấn công khủng bố kịp thời.
Tâm Anh (theo LV)