Chiêm ngưỡng bộ đồ ăn trầu của quý tộc xưa

Google News

Đó là những bộ đồ ăn trầu cực quý hiếm của tầng lớp quý tộc xưa được trưng bày tại triển lãm "Văn hóa Trầu cau Việt Nam" sáng 24/10.

Khoảng 100 hiện vật, tài liệu và hình ảnh tiêu biểu liên quan tới tập tục ăn trầu truyền thống của người Việt vừa được lựa chọn giới thiệu trong triển lãm "Văn hóa Trầu cau Việt Nam" tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sáng 24/10.

 

Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời và để tận hưởng cái thú này, người ăn trầu cũng phải thực hiện một loạt công đoạn khá cầu kỳ, bằng bộ dụng cụ gồm bình vôi, ống vôi, xà tích, chìa vôi; dao bổ cau têm trầu; khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn, đẫy; ống nhổ; cối, chìa ngoáy. Với tầng lớp quý tộc cung đình triều Nguyễn, bộ đồ ăn trầu thường được làm bằng vàng, bạc, đồng...
Tục ăn trầu ở Việt Nam có từ lâu đời và để tận hưởng cái thú này, người ăn trầu cũng phải thực hiện một loạt công đoạn khá cầu kỳ, bằng bộ dụng cụ gồm bình vôi, ống vôi, xà tích, chìa vôi; dao bổ cau têm trầu; khay, cơi, hộp, âu, giỏ, tráp, túi, khăn, đẫy; ống nhổ; cối, chìa ngoáy. Với tầng lớp quý tộc cung đình triều Nguyễn, bộ đồ ăn trầu thường được làm bằng vàng, bạc, đồng...
... hoặc pha lê, kim sa hay ngọc.
... hoặc pha lê, kim sa hay ngọc.
Bình vôi quai hình buồng cau làm từ gốm Hoa Lam đầu thế kỷ 20 dùng để đựng vôi, lấy vôi têm trầu. Đây là vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng. Cũng như các loại vật dụng khác, bộ dụng cụ ăn trầu thể hiện rõ đẳng cấp người sử dụng.
Bình vôi quai hình buồng cau làm từ gốm Hoa Lam đầu thế kỷ 20 dùng để đựng vôi, lấy vôi têm trầu. Đây là vật dụng không thể thiếu và giữ vai trò quan trọng. Cũng như các loại vật dụng khác, bộ dụng cụ ăn trầu thể hiện rõ đẳng cấp người sử dụng.
Ống vôi được làm bằng bạc và đồng với nhiều hình thù khác nhau.
Ống vôi được làm bằng bạc và đồng với nhiều hình thù khác nhau.
Ống vôi và hộp thuốc lào thường được chủ nhân đeo vào người để tiện dùng mỗi khi cần.
Ống vôi và hộp thuốc lào thường được chủ nhân đeo vào người để tiện dùng mỗi khi cần.
Ống nhổ trạm nổi hình rồng bằng vàng thời Nguyễn dùng để nhổ bỏ nước trầu, bã trầu.
Ống nhổ trạm nổi hình rồng bằng vàng thời Nguyễn dùng để nhổ bỏ nước trầu, bã trầu.
Hộp trầu bằng đồng thời Lê Sơ (thế kỷ 15) dùng để đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ.
Hộp trầu bằng đồng thời Lê Sơ (thế kỷ 15) dùng để đựng trầu, thuốc và xếp các vật dụng nhỏ.
Cối giã trầu của dân tộc H’rê (hình 1) và Hộp thuốc lào của dân tộc Thái (hình 2) dành cho những người lớn tuổi, răng yếu dùng để giã nát trầu trước khi nhai.
Cối giã trầu của dân tộc H’rê (hình 1) và Hộp thuốc lào của dân tộc Thái (hình 2) dành cho những người lớn tuổi, răng yếu dùng để giã nát trầu trước khi nhai.
Cách têm trầu cũng thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế. Tùy từng hoàn cảnh mà trầu được têm theo mỗi cách khác nhau với ý nghĩa biểu trưng khác nhau: Trầu cánh phượng, cánh kiến, cánh quế, mũi mác. Trong ảnh, nghệ nhân Vũ Thị Tuyết Lan (61 tuổi, ở Bắc Ninh) đang têm trầu cánh phượng mời các vị khách tới thăm triển lãm.
Cách têm trầu cũng thể hiện sự cầu kỳ, tinh tế. Tùy từng hoàn cảnh mà trầu được têm theo mỗi cách khác nhau với ý nghĩa biểu trưng khác nhau: Trầu cánh phượng, cánh kiến, cánh quế, mũi mác. Trong ảnh, nghệ nhân Vũ Thị Tuyết Lan (61 tuổi, ở Bắc Ninh) đang têm trầu cánh phượng mời các vị khách tới thăm triển lãm.

 

 

Trầu têm cánh phượng là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của phụ nữ Việt Nam. Trầu cánh phượng hay còn gọi là trầu quan họ có 11 cánh. Để têm được miếng trầu này, phải chọn quả cau cân hạt, lá trầu bánh tẻ và mỗi miếng trầu được cài thêm cánh hoa hồng. Cách nhai trầu cũng rất cầu kỳ, dùng từ lá trầu, quét một ít vôi đã tôi vào đầu lá trầu kèm theo một miếng cau cho vào miệng nhai nát. Ngoài ra có thể thêm vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Khi nhai, hương vị của hỗn hợp trầu - cau - vôi sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giác cay cay và hơi say. Trong lúc nhai trầu, để tẩy cổ trầu và xác trầu bám vào răng, người ta có thể dùng một nhúm nhỏ thuốc lào để chà răng.
Trầu têm cánh phượng là biểu tượng cho sự duyên dáng, quyến rũ và khéo léo của phụ nữ Việt Nam. Trầu cánh phượng hay còn gọi là trầu quan họ có 11 cánh. Để têm được miếng trầu này, phải chọn quả cau cân hạt, lá trầu bánh tẻ và mỗi miếng trầu được cài thêm cánh hoa hồng. Cách nhai trầu cũng rất cầu kỳ, dùng từ lá trầu, quét một ít vôi đã tôi vào đầu lá trầu kèm theo một miếng cau cho vào miệng nhai nát. Ngoài ra có thể thêm vỏ chay, vỏ quạch, vỏ quế và thuốc lào. Khi nhai, hương vị của hỗn hợp trầu - cau - vôi sẽ làm cho người nhai trầu có cảm giác cay cay và hơi say. Trong lúc nhai trầu, để tẩy cổ trầu và xác trầu bám vào răng, người ta có thể dùng một nhúm nhỏ thuốc lào để chà răng.
Ăn trầu là tập tục truyền thống có từ lâu đời và phổ biến ở nhiều quốc gia châu Á và châu Đại Dương. Tại Việt Nam, tương truyền tục ăn trầu có từ thời Hùng Vương và gắn liền với câu chuyện cổ tích nổi tiếng: Trầu cau. Với người Việt, ăn trầu không đơn thuần chỉ là thói quen, tập tục mà còn là yếu tố cấu thành nên những giá trị văn hóa truyền thống. Trầu cau không chỉ là lễ vật khởi đầu trong các nghi lễ truyền thống như tang ma, cưới hỏi mà còn là biểu tượng của tình yêu đôi lứa, vợ chồng.

 

Theo VnExpress

 

Bài đang đọc nhiều
Việt Nam đẹp và quái lạ dưới ống kính Yan Lerval Việt Nam đẹp và quái lạ dưới ống kính Yan Lerval “Quái thú” bí ẩn và chiếc sừng hút độc “Quái thú” bí ẩn và chiếc sừng hút độc Kẻ ngoại lai “xâm lược“ ẩm thực Hà Nội Kẻ ngoại lai “xâm lược“ ẩm thực Hà Nội

[links()]