Chúa Trịnh Giang dâm loạn... tới tâm thần

Google News

Trịnh Giang lao vào ăn chơi dâm loạn nên sức khoẻ ngày càng kém sút, để rồi mắc chứng tâm thần bất định...

Trịnh Giang lao vào ăn chơi dâm loạn nên sức khoẻ ngày càng kém sút. Một hôm, bất ngờ chúa bị sét đánh gần chết và từ đó, mắc bệnh “kinh quý”, tức chứng tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hãi...

Trịnh Giang (1729-1740) là con cả Trịnh Cương. Sử sách chép rằng, nếu các chúa từ Trịnh Kiểm đến Trịnh Cáng đều là những vị tài ba, đã hoàn thành việc đánh dẹp và cai trị phía Bắc Việt Nam, giữ cho xã hội Đại Việt ổn định trong gần 2 thế kỷ, thì việc lên nắm quyền hành của Trịnh Giang lại là điềm xấu, bắt đầu thời đại suy tàn của họ Trịnh.

Bạo ngược và dâm loạn

Chúa Trịnh Giang là kẻ vô cùng ăn chơi trác táng, bạo ngược, giết vua Lê Duy Phường, lập vua Lê Ý Tông; tư thông với cung nữ của cha...

Sân chầu thời Vua Lê Chúa Trịnh.
Sân chầu ở Phủ chúa Trịnh (thế kỷ 17)
 
Sau 6 năm giữ quyền bính, năm Bính Thìn (1736), Trịnh Giang phong cho em là Doanh 17 tuổi là Tiết chế thuỷ bộ chủ quân, chức Thái uý, tước An Quốc Công, cho mở phủ Lượng Quốc. Mỗi tháng 3 lần Doanh thay Giang triệu kiến trăm quan ở Trạch các để nghe tâu trình công việc. Giang rảnh tay vào ăn uống chơi bời; cho xây dựng rất nhiều cung quán chùa chiền rất nguy nga và tốn kém, như: chùa Hồ Thiên, Hành cung Quế Trạo, Từ Dương, phủ đệ ở các làng ngoại Tử Dương, Mi Thử. Và điều này đã khiến người làm ruộng, người đi buôn mất hết cơ nghiệp...

Cũng vì ăn chơi dâm loạn, sức khỏe của chúa Trịnh Giang ngày càng kém sút. Theo sử sách, một hôm bất ngờ Trịnh Giang bị sét đánh gần chết và từ đó, mắc bệnh “kinh quý”, tức chứng tâm thần bất định, hoảng hốt và hay sợ hãi. Bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ nói dối: "Muốn không bị hạ, chỉ có cách trốn xuống đất". Nhân đó, bọn chúng đào hầm cho chúa, gọi là cung Thưởng Trì và Trịnh Giang ở hẳn dưới hầm, không hề ra ngoài trong 20 năm.

Nối ngôi nhờ may mắn...


Khi Trịnh Giang còn làm Thế tử, bảo phó Nguyễn Công Hãng đã dâng một số nhận xét rằng, Giang là người ươn hèn không thể gánh vác ngôi chúa. Trịnh Cương đã có ý thay ngôi Thế tử, nhưng chưa dứt khoát thì đột ngột mất, Trịnh Giang lên nối ngôi chúa.

Tháng 4 năm Canh Tuất (1739), Giang tự tiến phong là Nguyên soái thống quốc chính Uy nam vương. Sau khi lên ngôi, Trịnh Giang tôn bà nội là thái phi Trương Thị (vợ Trịnh Bính, người xã Như Kinh, huyện Gia Lâm, mẹ Trịnh Cương) làm Thái tôn Thái phi, mỗi khi truyền đạt lời của Thái tôn Thái phi thì gọi theo huý chỉ; tôn mẹ đẻ làm Thái phi; truy tôn ông ngoại là Tuấn quận công Vũ Tất Tố lên Tuấn Trạch công và đích mẫu Trịnh Thị (vợ cả của Trịnh Cương nhưng không có con, đã mất) làm Thái phu nhân, lập đền thờ ở kinh đô.

Năm Tân Hợi (1731), vì có điềm tai dị (Nhật thực), chúa hạ lệnh cho bày tôi trình bày ý kiến về chính sự. Bùi Sĩ Tiêm đưa ra 10 điều, lời lẽ rất thống thiết, tâm huyết, chỉ trích những mục nát trong bộ máy cai trị lúc bấy giờ. Vì thế bọn quyền thần rất ghét Tiêm. Sớ đến tay Giang, quyền thần lại nói gièm thêm, Giang giận lắm, tước bỏ hết quan, đuổi Sĩ Tiêm về quê. Sau một thời gian ngắn, Tiêm mất.

Ở đây lại nói chuyện chúa ẩn mình dưới hầm, bọn hoạn quan Hoàng Công Phụ tha hồ lũng đoạn triều chính. Các quan đại thần kế tiếp nhau bị giết hại, thuế khóa nặng nề, lòng dân ly tán. Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân nổ ra khắp nơi, như: Hải Dương có Nguyễn Tuyển, Nguyễn Cừ... khiến dân quê đeo bừa vác cuốc đi theo rất đông, có nơi đến hàng vạn người, triều đình bất lực, không trị nổi.

Trước tình hình nguy ngập đó, Trịnh Thái Phi (mẹ Trịnh Giang và Trịnh Doanh) cho triệu quần thần đến đưa Trịnh Doanh lên thay Trịnh Giang để trừ họa nạn; đồng thời cải cách lại đất nước, đối xử tốt với vua Lê nên đã phần nào ổn định được tình hình. Tuy nhiên, sang thời Trịnh Sâm, đại cuộc lại xấu đi vì chúa kiêu căng ngạo mạn, ăn chơi xa xỉ, sửa sang phép tắc mô hình trong cung một cách bừa bãi, không quyết đoán, đố kị người hiền, ham mê chiến trận quá mức khiến đất nước kiệt quệ và điều gì đến sẽ phải đến: họ Trịnh trượt dốc nhanh chóng, rồi bị Tây Sơn đánh đổ một cách dễ dàng, Trịnh Khải phải dùng dao cắt cổ tự tử.

Như vậy, chúa Trịnh Giang cầm quyền được 10 năm, thọ 51 tuổi, truy tôn là Thuận vương, hiệu là Dụ Tổ.

Theo ĐVO

ĐANG ĐỌC NHIỀU

Ngôi nhà cổ kỳ lạ nhất VN: Chỉ xây trong một đêm Ngôi nhà cổ kỳ lạ nhất VN: Chỉ xây trong một đêm “Top” những cái to lớn-dài-già nhất Việt Nam (1) “Top” những cái to lớn-dài-già nhất Việt Nam (1) Giải mã kết cục “thảm“ của con cháu vua Quang Trung Giải mã kết cục “thảm“ của con cháu vua Quang Trung

[links()]