Các phương tiện truyền thông thế giới vừa qua đã cho biết rằng, các quốc gia châu Á đang sẵn sàng hành động để đối phó với các tình huống xấu có thể xảy trong tương lai.
Theo tờ Defense News, các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore và vùng lãnh thổ Đài Loan đang là những nước mua sắm vũ khí chính của khu vực. Tổng mức chi tiêu và ngân sách hoạt động cùng các hoạt động mua sắm quốc phòng hàng năm của Singapore là khoảng 9,4 tỷ USD, Đài Loan khoảng 9,8 tỷ USD, trong khi Hàn Quốc là khoảng 33 tỷ USD và Nhật Bản khoảng 40 tỷ USD.
|
Là quốc gia nhỏ tại châu Á nhưng Singapore rất chịu chi mạnh cho quốc phòng. Họ sở hữu kho vũ khí hiện đại nhất ở khu vực Đông Nam Á. |
Trong khi đó, tổng mức chi tiêu quốc phòng của các quốc gia Philippines, Indonesia, Thái Lan và Việt Nam và một số quốc gia khác là thấp hơn nhiều so với các quốc gia nói trên. Mức chi của các nước này chỉ trong khoảng 4 đến 6 tỷ USD kể cả việc mua sắm các trang thiết bị vũ khí hiện đại.
Các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan và Trung Quốc đang có các mâu thuẫn, như vấn đề bán đảo Triều Tiên và họ đang phải đối mặt với mối đe dọa từ các cuộc tấn công của tên lửa đạn đạo liên lục địa. Và họ phản ứng lại bằng việc cải thiện khả năng phòng thủ tên lửa của mình, Nhật Bản và Đài Loan đã mua các hệ thống tên lửa phòng không Patriot của Mỹ, trong khi Hàn Quốc đã đặt mua hệ thống phòng thủ THAAD. Vì không có mối đe dọa nghiêm trọng nào từ các quốc gia láng giềng về tên lửa nên Singapore chủ yếu tập trung vào việc mua sắm các hệ thống phòng không tầm ngắn.
|
Vì vấn đề Triều Tiên mà Nhật Bản, Hàn Quốc đang đẩy mạnh việc mua sắm các hệ thống tên lửa phòng thủ hiện đại. |
Ông Bob Nugent, chuyên gia tư vấn tại AMI International (Tổ chức phân tích, dự báo phát triển tàu chiến tương lai toàn cầu) cho biết, các hệ thống phòng thủ tên lửa đạn đạo có thể bao gồm cả trên biển. Nhật Bản và Hàn Quốc sẽ tiếp tục đặt mua các tàu chiến Aegis và duy trì năng lực dưới mặt nước để tiếp và nâng cao khả năng răn đe. Sự phát triển khả năng tấn công tàu ngầm sẽ tăng cường đáng kể các tác động của lực lượng tàu ngầm chiến lược của họ.
Trong khi đó các chuyên gia từ Trường Nghiên cứu Quốc tế S. Rajaratnam cho biết rằng, Singapore không phải đối mặt với các vấn đề an ninh nghiêm trọng từ Trung Quốc, nên họ thường sử dụng các thuật ngữ như "hòa bình và ổn định cho khu vực" hoặc "chống khủng bố" và những thuật ngữ mơ hồ khác để che dấu chính sách an ninh của họ.
Bốn quốc gia lớn trong mua sắm vũ khí cũng đã có sự quan tâm rất lớn để việc tự phát triển các máy bay chiến đấu thế hệ thứ năm, chẳng hạn như chương trình phát triển máy bay chiến đấu thế hệ năm của Hàn Quốc là KF-X, hay chương trình X-2 của Nhật Bản, cả việc các quốc gia này mua máy bay F-35. Ngoài ra, Singapore, Hàn Quốc cũng đã chấp nhận mua sắm trang bị máy bay chiến đấu F-35, nhưng Đài Loan vẫn chưa đưa ra kế hoạch nào, có thể là do những lo ngại từ phía Trung Quốc.
Đồng thời, cả Nhật Bản, Hàn Quốc và Singapore đã bày tỏ sự quan tâm đến việc mua sắm máy bay vận tải V-22 Osprey. Trong các cuộc chiến tranh hiện đại thì các căn cứ không quân và đường băng dễ bị phá hủy bởi bom và tên lửa đạn đạo hay tên lửa hành trình, nên các may bay lên thẳng là một sự lựa chọn hợp lý để họ có thể tiếp tục cuộc chiến.
Hải quân Nhật Bản và Hàn Quốc có sức mạnh đáng kể trong khu vực, và họ có thể thực hiện việc triển khai các hoạt động trên toàn cầu, trong đó họ tập trung quy mô lớn đối với các máy bay đa chức năng, tàu đổ bộ và tàu chiến mặt nước được trang bị hệ thống Aegis.
|
Ngoài vấn đề Triều Tiên, Nhật Bản còn phải ứng phó với sự bành trướng của Trung Quốc. |
Hiện tại, Nhật Bản sẽ tiếp tục tập trung để ứng phó với thách thức từ sức mạnh quân sự từ Trung Quốc trên biển Hoa Đông. Nhật Bản sẽ tiếp tục mở rộng lực lượng tàu ngầm, tăng cường khả năng triển khai sức mạnh, đặc biệt là việc mở rộng lực lượng các tàu mang trực thăng và các tàu khu trục sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Nhật Bản cũng đang không ngừng sản xuất và nâng cấp các máy bay tuần tra trinh sát hàng hải P-1 của họ.
Việc thúc đẩy chiến lược mua sắm lớn của bốn quốc gia trên quan trọng là do chiến lược đã được đề ra trong 15 năm qua. Về cơ bản là từ sự việc 11 tháng 9, từ thời điểm đó, sức mạnh đội tàu chiến và máy bay của Mỹ ở một khía cạnh nào đó có sự suy giảm tương đối, đặc biệt là trong tác chiến chống ngầm và trên mặt biển.
Trung Nghĩa