Thực hư vụ Trung Quốc biến 4.000 tiêm kích J-6 thành UAV

Google News

(Kiến Thức) - Năm 2006, Trung Quốc cho hơn 4.000 chiếc tiêm kích J-6 nghỉ hưu và sau đó rộ lên thông tin nước này đã cải tạo chúng thành máy bay không người lái.

Tiêm kích J-6 là máy bay chiến đấu do Công ty Công nghiệp chế tạo máy bay Thẩm Dương nghiên cứu phát triển cho Không quân Trung Quốc. Đây là máy bay chiến đấu phản lực một chỗ ngồi hai động cơ có tốc độ siêu âm, chủ yếu dùng trong nhiệm vụ đánh chặn, cũng có thể thực hiện nhiệm vụ công kích đối đất ở mức độ nhất định.
J-6 là máy bay do Trung Quốc phát triển sản xuất dựa trên mẫu máy bay MiG-19 của Liên Xô. Đầu năm 1958 bắt đầu được nghiên cứu chế tạo, năm 1960 sản xuất hàng loạt, 1964 được trang bị cho Không quân Trung Quốc và đến 1983 thì dừng sản xuất. Tổng cộng số lượng máy bay J-6 được sản xuất lên tới 5.205 chiếc.
Thuc hu vu Trung Quoc bien 4.000 tiem kich J-6 thanh UAV
Máy bay tiêm kích J-6.
Trong một thời gian dài, tiêm kích J-6 là máy bay đánh chặn chủ lực của Trung Quốc. Cho đến khi những chiếc máy bay tiên tiến hơn như J-7 đã đi vào phục vụ, J-6 vẫn đảm nhận một bộ phận nhiệm vụ chiến đấu. Nó cũng được bán cho Pakistan vào những năm 1960 của thế kỷ 20. Thành tích đáng kể của nó là trong chiến tranh Trung - Ấn, J-6 đã bắn hạ một MiG-21, 8 Su-7 và 3 chiếc Hunter nhưng chỉ bị tổn hại có 3 chiếc.
Tháng 8/2006, Không quân Trung Quốc cho toàn bộ máy bay J-6 rút khỏi nhiệm vụ chiến đấu. Đến tháng 6/2010, các máy bay J-6 cũng được cho rút khỏi nhiệm vụ huấn luyện. Sau khi J-6 được thải hồi, phương tiện truyền thông nước ngoài và các nhà quan sát quân sự cho rằng Trung Quốc có thể dùng nó cải tiến thành máy bay công kích không người lái để chiến đấu ở “chuỗi đảo thứ nhất” trên Thái Bình Dương.
Quả thật quân đội Trung Quốc cũng có thử nghiệm kế hoạch này. Nhưng sau đó do sự trưởng thành và chi phí hiệu quả của công nghệ tên lửa chống tàu giảm xuống, dẫn đến việc biến một chiếc J-6 thành một máy bay tấn công không người lái vượt quá chi phí một tên lửa chống tàu. Do vậy kế hoạch này cuối cùng đã bị đình chỉ.
Tuy nhiên, tạp chí Quốc phòng Trung Quốc có trụ sở ở Canada số ra tháng 1/2013 cho biết: "Tại cơ sở Liên Thành ở Phúc Kiến ngày càng có nhiều máy bay không người lái được cải tiến từ J-6. Ngày 31/7/2011, ảnh chụp vệ tinh cũng cho thấy có đến 55 chiếc. Đây là sân bay chứa nhiều máy bay không người lái cải tiến từ J-6 nhất ở Phúc Kiến và J-6 còn đang tiếp tục được trùng tu. Như vậy có khả năng sau khi được cho nghỉ hưu, một lượng lớn J-6 đã được chuyển thành máy bay không người lái".
Thuc hu vu Trung Quoc bien 4.000 tiem kich J-6 thanh UAV-Hinh-2
 Ảnh vệ tinh cho thấy các máy bay J-6 của Trung Quốc trên mặt đất. 
Trên thực tế, 4.000 chiếc tiêm kích J-6 được lực lượng Không quân Trung Quốc cho nghỉ hưu đã được kết thúc theo 4 cách:
- Một là cải tạo thành máy bay tấn công không người lái nhưng có nhiều tranh luận.
- Hai là một bộ phận được cải tạo thành máy bay không người lái cho hàng không hải quân, điều này cũng được truyền thông xác nhận chính thức.
- Ba là đem những chiếc quá cũ đi tháo dỡ lấy kim loại. Về hướng này, đã có hình ảnh công nhân tháo dỡ phế liệu của chiếc J-6 tại Hà Bắc.
- Bốn là một số chiếc được sản xuất sau còn tương đối tiên tiến thì được niêm phong tại Trung tâm lưu trữ máy bay của Không quân.
Thuc hu vu Trung Quoc bien 4.000 tiem kich J-6 thanh UAV-Hinh-3
 Hai chiếc J-6 trên đường băng.
Theo các nguồn tin, Trung tâm lưu trữ máy bay của Không quân Trung Quốc nằm ở một sân bay thuộc biên chế Quân khu Tế Nam, trong vùng Trung Nguyên. Ở đây có các kho lưu trữ để bảo dưỡng các loại máy bay về hưu chứ không phải chỉ là một kho chứa.
Trên đường băng có 350 chiếc máy bay chiến đấu về hưu các loại. Đây thực sự là sân bay có số lượng máy bay lớn nhất Trung Quốc. Trong khi đó hơn 4.000 chiếc J-6 được cho nghỉ hưu thì đại bộ phận đều được gửi tới đây “dưỡng lão”.
Các máy bay dưỡng lão này vẫn còn khả năng chiến đấu. Trong chuyến bay cuối cùng, nó sẽ bay về trung tâm lưu trữ này và nó vẫn được bảo dưỡng thường xuyên. Vì vậy nếu có tình thế chiến tranh miễn là con dấu niêm phong còn đang trong thời hạn, nó có thể ngay lập tức sử dụng được.
Nam Khánh