Trong một bài phân tích của tờ RIR cho biết, trong Chiến tranh Việt Nam các loại vũ khí Liên Xô chế tạo đã đóng góp một phần rất lớn vào chiến thắng của dân tộc Việt Nam trong cuộc chiến chống lại Đế quốc Mỹ. Điều này có thể dễ dàng nhận thấy thông qua các con số tổn thất khổng lồ của Không quân Mỹ trong suốt 20 năm tham chiến tại Việt Nam.
Theo đó, Quân đội Mỹ đã mất hơn 2.000 máy bay chiến đấu các loại trong Chiến tranh Việt Nam, trong khi đó con số này chỉ ở mức 131 máy bay các loại ở phía Không quân Nhân dân Việt Nam.
|
Các loại vũ khí do Liên Xô viện trợ các ý nghĩa rất lớn trong cuộc chiến tranh chống lại Đế quốc Mỹ xâm lược của quân và dân Việt Nam.
|
Đây là một đáng kinh ngạc khi Không quân Nhân dân Việt Nam phải đối đầu với một siêu cường quân sự hầu như không có giới hạn như Mỹ cùng với các quốc gia đồng minh thân cận như Australia, Hàn Quốc và New Zealand. Và trong lịch sử chiến tranh thế giới chưa hề có cuộc đối đầu nào tương tự như vậy.
Bắt đầu từ năm 1955 đến khi kết thúc với chiến thắng thuộc về nhân dân Việt Nam vào ngày 30/4/1975 với sự hy sinh to lớn của hàng triệu người dân Việt Nam trong suốt 20 năm chiến tranh. Người dân từ các thành phố lớn như thủ đô Hà Nội, Hải Phòng đã buộc phải di tản ra các vùng nông thôn để tránh các đợt ném bom phá hoại của Đế quốc Mỹ, trẻ em phải đến trường với những chiếc mũ rơm ngụy trang, các hoạt động vận tải chỉ có thể hoạt động vào ban đêm dưới ánh đèn treo dưới gầm của mỗi chiếc xe tải.
Tuy nhiên bất chấp mọi khó khăn, các kỹ sư của Việt Nam đã phát minh ra những cây cầu không thể bị phát hiện từ trên không. Bên cạnh đó là hệ thống là hệ đường hầm phức tạp nằm sâu bên dưới lòng đất. Thậm chí những đường hầm này còn nằm ngay bên dưới các khu vực do Quân đội Mỹ kiểm soát, và chúng có thể được sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau như vận chuyển quân, nhu yếu phẩm, nơi trú ẩn cho dân thường và những người bị thương.
|
Các loại vũ khí thông thường nhất cũng được quân và dân miền Bắc sử dụng hiệu quả trước chiến tranh phá hoại của Đế quốc Mỹ.
|
Đối với mỗi người dân Việt Nam, mỗi viên đạn đều là quý giá và chúng luôn phải được sử dụng một cách hiệu quả trong mọi trường hợp. Ví dụ điển hình là vào ngày 22/12/1972 một khẩu đội pháo phòng không 14.5mm của quân dân miền Bắc Việt Nam đã bắn hạ thành công một chiếc máy bay chiến đấu - ném bom chiến thuật F-111 của Không quân Mỹ khi chỉ với 19 viên đạn.
Bên cạnh tinh thần yêu nước và đấu tranh không mệt mỏi của mỗi người dân Việt Nam thì một yếu tố không kém phần quan trọng dẫn tới chiến thắng của Dân tộc Việt Nam là dòng chảy vkhông ngừng nghỉ của các loại vũ khí từ Liên Xô và các nước Xã hội Chủ nghĩa anh em.
Trong suốt những năm 1950 và đầu những năm 1960, Moscow đã luôn thực hiện một chính sách nhất quán trong Chiến tranh Việt Nam cũng như ở khu vực Đông Nam Á. Nhằm tránh thêm một bế tắc hạt nhân như những gì đã xảy ra ở Cuba trong năm 1962 dưới thời Tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Nikita Khrushchev. Tuy nhiên những người kế nhiệm Nikita Khrushchev là Alexey Kosygin và Leonid Brezhnev lại có cách nghĩ khác trong việc hổ trợ cho Việt Nam trong cuộc chiến với Đế quốc Mỹ, thực tế nhất là thông qua việc đẩy mạnh viện trợ quân sự.
|
Việc Liên Xô sớm triển khai các tổ hợp tên lửa phòng không SAM đến Việt Nam đã giúp thay đổi đáng kể cục diện chiến trường.
|
Người Nga đang đến
Trong một bài phân tích của tác giả Sergei Blagov trên tờ Asia Times cho rằng, vào cuối những năm 1960 có đến ba phần tư số vũ khí mà miền Bắc Việt Nam được viện trợ là đến từ Moscow với mục đích chính là nhằm trang bị cho miền Bắc Việt Nam hệ thống phòng không đủ mạnh để có thể đối đầu với cuộc chiến tranh phá hoại của Không quân Mỹ. Hàng loạt hệ thống radar phòng không, pháo phòng không và tên lửa đất đối không (SAM) đã được Liên Xô chuyển đến Hà Nội trước kế hoạch ném bom phá hoại miền Bắc Việt Nam của Washington.
Việc Moscow viện trợ quân sự với quy mô lớn cho Hà Nội cơ bản đã làm thay đổi hoàn toàn bản chất cuộc chiến, và nó không như những gì trong các bộ phim Hollywood của Mỹ tạo nên. Khi trong mắt người Mỹ Quân đội Nhân dân Việt Nam và Quân Giải phóng Miền Nam Việt Nam chỉ chiến đấu bằng chiến thuật biển người hay khả năng ngụy trang và luôn bị Quân đội Mỹ áp đảo về mặt hỏa lực.
Trong khi đó, Quân đội Nhân dân Việt Nam lại sở hữu kho vũ khí đồ sộ với 2.000 xe tăng, 7.000 khẩu pháo các loại, 5.000 súng pháo phòng không và 158 bệ phóng tên lửa đất đối không SAM. Mặc dù các loại vũ khí này không phải là các loại vũ khí hiện đại nhất của Quân đội Liên Xô lúc đó nhưng chúng hoàn toàn vượt trội hơn vũ khí của Mỹ trên chiến trường, và tất nhiên máy bay chiến đấu của Mỹ buộc phải tiến vào bầu trời miền Bắc Việt Nam với lưới phòng không dày đặc.
|
Máy bay chiến đấu Mỹ luôn phải đối đầu với lưới lửa phòng không khi xâm phạm bầu trời miền bắc. |
Toàn bộ các đợt ném bom của Không quân Mỹ đều chịu tổn thất trước lưới phòng không nhiều lớp của Quân đội Nhân dân Việt Nam và quan trọng nhất trong số đó việc các tổ hợp tên lửa phòng không SAM được triển khai xung quanh các thành phố lớn. Vào tháng 8/1965 các tổ hợp tên lửa phòng không SAM của Việt Nam đã lần đầu tiên bắn hạ thành công 4 chiếc máy bay tiêm kích – ném bom tầm xa của Không quân Mỹ, trong đó có 3 chiếc rơi tại chỗ đánh dấu lần đầu tiên máy bay Mỹ bị bắn hạ bởi tên lửa phòng không SAM, theo Blagov cho biết.
Ngay sau đó tần suất các máy bay ném bom chiến lược của Không quân Mỹ xuất hiện trên bầu trời miền Bắc Việt Nam cũng giảm bớt, nhưng cũng không tránh khỏi việc siêu pháo đài bay trên không của Mỹ là B-52 bị bắn hạ trên bầu trời miền bắc bởi tên lửa phòng không Liên Xô. Thậm chí các phi công Mỹ còn từ chối bay khi tên lửa phòng không và các chuyên gia cố vấn quân sự Liên Xô đến Hà Nội.
Tuấn Đặng