Theo các chuyên gia phương Tây, điều kiện cần thiết để trở thành siêu cường ở châu Á là phải có tàu sân bay. Với Trung Quốc, nước này sử dụng tàu sân bay Liêu Ninh, được cải tiến dựa trên tàu sân bay cũ của Ukraine. Liêu Ninh là bước đi đầu của Trung Quốc trong việc tạo dựng hạm đội biển xanh – hạm đội có thể hoạt động ở vùng biển xa, sâu.
Ấn Độ cũng vừa hạ thủy chiếc tàu sân bay tự đóng trong kế hoạch xây dựng 3 nhóm tàu sân bay tác chiến vào năm 2020.
Nhật Bản cũng không thua kém trong việc hạ thủy chiếc tàu khu trục có khả năng mang trực thăng. Tuy nhiên theo cách nhìn của Trung Quốc thì đây có thể được coi là tàu sân bay hạng nhẹ.
Nhưng việc vận hành tàu sân bay cần rất nhiều điều kiện như hệ thống hậu cần phức tạp, giá thành đắt đỏ, trong khi việc đóng tàu sân bay cũng tiêu tốn không ít tiền của. Trong thời kỳ việc sử dụng máy bay không người lái và tàu ngầm trở nên phổ biến, nhiều chuyên gia cho rằng tàu sân bay đang trở nên lỗi thời. Tuy nhiên, nhiều người vẫn coi tàu sân bay là một trong những biểu tượng mạnh mẽ nhất cho quyền lực quân sự của quốc gia.
|
Tàu sân bay ở châu Á được cho là mang tính biểu tượng sức mạnh trên biển của một quốc gia nhiều hơn.
|
Mang tính biểu tượng nhiều hơn?
Cuộc chạy đua tàu sân bay là một dấu hiệu cho thấy cuộc chạy đua vũ trang giữa các siêu cường châu Á cũng như thay đổi điều kiện trong khu vực.
Với Nhật, tàu sân bay có thể được dùng để chống lại các mối đe dọa từ sự nổi lên của Trung Quốc và Triều Tiên. Với Ấn Độ, tàu sân bay là vũ khí hữu hiệu để chống lại các mối đe dọa từ Pakistan, trong khi Trung Quốc muốn chứng tỏ quyền lực của mình dọc theo các tuyến đường biển cũng như lợi ích trong khu vực.
Hiện nay chỉ có khoảng 20 tàu sân bay hoạt động trên thế giới và 10 trong số này được Hải quân Mỹ vận hành. Tuy nhiên, với nhiều nhà phân tích quân sự, giá trị của tàu sân bay nằm ở sở hữu thay vì vận hành.
Ông Ashley Townshend, nhà phân tích tại Viện Chính sách Quốc tế Lowy cho biết, có sự khác biệt giữa những gì tàu sân bay đại diện cho và những gì tàu sân bay thực sự có thể làm.
“Cần một tàu sân bay và muốn có tàu sân bay là 2 điều khác biệt”, ông Townshend trả lời CNN. “Mặc dù, châu Á có lịch sử dài trong việc sử dụng tàu sân bay. Ấn Độ đã từng vận hành tàu sân bay. Trung Quốc chưa từng vận hành tàu sân bay nhưng có những sự đột phá trong việc vận hành và thực hiện tác chiến trên tàu sân bay còn Nhật Bản là nước đầu tiên trên thế giới sở hữu tàu sân bay”.
Chi phí cho tàu sân bay
Hải quân Hoàng gia Anh đang ước tính khoản chi phí cần thiết để đóng tàu sân bay HMS Queen Elizabeth vào khoảng 8 tỷ USD. Đây có thể coi là một minh chứng cho chi phí đóng tàu sân bay.
Các bộ phận tàu Queen Elizabeth (thiết kế module) được đóng ở 6 cầu cảnh xung quanh nước Anh trước khi ghép lại tại Rosyth, Scotland.
|
Chi phí vận hành của nhóm tàu sân bay là không hề dễ dàng.
|
Với Trung Quốc, tàu sân bay giống như “canh bạc” đối với Hải quân nước này. Theo ông Townshend, sẽ rất khó để Trung Quốc có thể biểu dương lực lượng với tàu Liêu Ninh bên ngoài khu vực Đông Nam Á.
“Trung Quốc có thể dùng Liêu Ninh để biểu dương lực lượng và đối phó với những nước yếu hơn ở khu vực Đông Nam Á. Tuy nhiên, việc đem Liêu Ninh ra ngoài khu vực này sẽ gặp rất nhiều nguy cơ tiềm tàng với các chiến lược chống tàu sân bay và chống kiểm soát biển ở châu Á”, ông Townshend nói.
Nhiều nguy cơ
Ông Townshend cho biết thêm là, tàu ngầm, tên lửa hành trình phóng đi từ tàu và mặt đất đều có thể đe dọa tới tàu sân bay trong bối cảnh tác chiến hiện đại.
“Điều thú vị là những vũ khí này được Trung Quốc xây dựng để giữ Mỹ không kiểm soát được vịnh Đài Loan cũng như ở khu vực Đông Nam Á sử dụng để kiềm chế lực lượng hải quân to lớn của Trung Quốc trong khu vực”, ông Townshend cho hay.
Trong khi Ấn Độ, Trung Quốc và Nhật có thể có tiềm lực tài chính, cơ sở hạ tầng kỹ thuật và quân sự cần thiết để vận hành tàu sân bay.
Nhà phân tích quân sự Michael Horowitz, Phó Giáo sư về Khoa học Chính trị tại ĐH Pennsylvania trong cuốn The Diffusion of Military Power của ông cho biết, việc học vận hành tàu sân bay sẽ tiêu tốn rất nhiều thời gian.
“Tác chiến tàu sân bay là một trong những bước tiến lớn của khoa học quân sự đòi hỏi cao cả về tài chính và nguồn lực quân sự để đáp ứng. Vận hành một sân bay nổi và con tàu cùng với những tàu hỗ trợ sẽ khó khăn hơn nhiều so với vận hành một tàu chiến thông thường”, ông Michael Horowitz nói.
|
JDS Izumo (DDH-183) tuy được người Nhật gọi là tàu khu trục nhưng Trung Quốc luôn tin rằng đó là tàu sân bay hạng nhẹ.
|
Thiệt hại tàu sân bay
Tàu sân bay cũng có tỷ lệ hao hụt cao nhất trong quân đội. Theo nghiên cứu của Giáo sư Robert Rubel đến từ Đại học Hải quân Mỹ, giai đoạn 1949-1988, Hải quân và Lính thủy Đánh bộ Mỹ thiệt hại khoảng 12.000 máy bay và 8.500 nhân viên hàng không.
Các nhà phân tích cho rằng, với việc Trung Quốc đào tạo ít hơn 100 phi công để vận hành máy bay tiêm kích từ tàu sân bay, năng lực chấp nhận thua lỗ của Trung Quốc vẫn là thấp.
“Sẽ là rất khó để huấn luyện phi công đối với một sân bay di chuyển. Trong khi Trung Quốc sẽ học được từ thành công và thất bại của các nước từng vận hành tàu sân bay, tuy nhiên với ít hơn 100 phi công được đào tạo điều này sẽ mất rất nhiều thời gian”, ông Townshend cho hay.
Trong khi Ấn Độ và Trung Quốc đang tăng cường lực lượng cho hạm đội tàu sân bay, tuy nhiên tàu sân bay của cả 2 nước vẫn chỉ bằng khoảng 1/3 kích thước của tàu sân bay lớp Nimitz của Mỹ.
Nguyễn Hoàng