Nhật Bản sẽ sản xuất linh kiện tiêm kích F-35?

Google News

(Kiến Thức) - Với việc nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí, các công ty quốc phòng Nhật Bản có thể tham gia sản xuất linh kiện tiêm kích F-35.

Nhật Bản đã "trung thành" với một lệnh cấm xuất khẩu vũ khí suốt một thời gian dài trong một nỗ lực tự kìm hãm mình không tham gia vào các tranh chấp, xung đột quốc tế.

Lệnh cấm nghiệt ngã

Lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật được ban hành vào năm 1967 dưới thời Thủ tướng Eisaku Sato. Đây là động thái nhằm thực thi thuyết “3 nguyên tắc” để cấm việc xuất khẩu vũ khí cho các quốc gia theo chế độ Cộng sản, các quốc gia chịu lệnh cấm vận từ Mỹ và các quốc gia có dính dáng tới các cuộc xung đột quốc tế. Lệnh cấm này được xiết chặt thêm trong năm 1976 và trở thành một lệnh cấm tuyệt đối.

Có rất nhiều lời chỉ trích xung quanh lệnh cấm trên và những cuộc tranh cãi dài cho rằng sự hạn chế ngăn trở các công ty quốc phòng Nhật khó khăn trong tìm kiếm cơ hội kinh doanh. Hầu hết các sản phẩm quốc phòng nước này đều chỉ bán cho một khách hàng duy nhất - Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản.
Các công ty quốc phòng Nhật đã chế tạo ra nhiều vũ khí tối tân nhưng chỉ bán cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF).

Trước những sự chỉ trích, phản đối từ các công ty quốc phòng và nhiều nhà chính trị trong nước, năm 1983, lệnh cấm được sửa đổi, cho phép Nhật có thể chia sẻ công nghệ quân sự với Mỹ.

Và một lần nữa vào năm 2004, Nhật tự cho phép đồng minh thân thiết Mỹ kết hợp phát triển hệ thống phòng thủ tên lửa.

Năm 2011, lệnh cấm một lần nữa được sửa lại, cho phép Nhật Bản hợp tác nước ngoài phát triển vũ khí.

Xuất khẩu linh kiện F-35

Trong một cuộc hội thảo đầu tháng 1, Ngoại trưởng Yoshihide Suga thông báo rằng chính phủ đã quyết định nới lỏng thêm lệnh cấm; trong khi tuyên bố vẫn trung thành với những nguyên tắc chủ nghĩa hòa bình của quốc gia.

Trong suốt cuộc hội thảo trên, Ngoại trưởng Nhật Suga chỉ ra rằng, sự nới lỏng lệnh cấm này sẽ giúp củng cố nền an ninh của Nhật và gắn kết quan hệ đồng minh với Mỹ.

Các tập đoàn lớn của Nhật như Tập đoàn Công nghiệp nặng Mitsubishi, tập đoàn IHI và tập đoàn Điện tử Mitsubishi được kỳ vọng sẽ tham gia vào quá trình sản xuất các phụ tùng và bảo trì cho máy bay F-35.

Những tập đoàn này hi vọng sẽ được giao cho sản xuất phần thân máy bay, hệ thống radar và linh kiện động cơ cho tiêm kích F-35.

Các công ty Nhật hy vọng sẽ tham gia vào sản xuất nhiều bộ phận tiêm kích F-35.

Quyết định nới lỏng lệnh cấm xuất khẩu vũ khí của Nhật được ban hành trong thời điểm quốc gia này đang nóng lên từng ngày vì các cuộc tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, Hàn Quốc và Đài Loan. 

Cuộc xung đột với Trung Quốc xung quanh Điếu Ngư/Senkaku liên tục leo thang trong suốt những tháng gần đây. Tình hình căng thẳng tới mức cả hai nước này đều triển khai máy bay chiến đấu, tàu chiến nhằm chặn đứng các vị khách “không mời mà đến” khu vực tranh chấp.

Trung Quốc có vẻ chiếm ưu thế hơn về công nghệ quân sự và vũ khí trang bị chiến đấu của Trung Quốc không ngừng phát triển trong năm qua cũng làm dấy lên những quan ngại thực sự từ phía Nhật.

Năm 2011, Nhật Bản đã ký một thỏa thuận với Mỹ bán cho Nhật Bản 4 chiếc F-35 đầu tiên. Dự kiến việc giao hàng sẽ diễn ra trong giai đoạn 2016-2017.

Mặc dù thời gian gần đây, F-35 tiếp tục dính thêm lỗi trong thiết kế nhưng Bộ Quốc phòng Nhật vẫn quyết định máy bay này sẽ là sự lựa chọn cho tương lai của lực lượng Lực lượng Tự vệ Trên không Nhật Bản.

TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Bên cạnh việc sản xuất phụ tùng cho F-35, chính phủ Nhật đồng thời đồng ý cho Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản (JSDF) được sử dụng những thiết bị không mang tính chiến đấu (như các thiết bị xây dựng, áo giáp chống đạn)… để giúp đỡ nước ngoài trong các hoạt động mang tính cứu trợ nhân đạo.
Nguyễn Hoàng (theo Aviation Week)