Một báo cáo mới từ Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Mỹ (CRS) cho hay, tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D (ASBM) của Trung Quốc có thể bị đánh chặn và không phải là thứ vũ khí có thể “thay đổi cuộc chơi” như nhiều nhà phân tích quốc phòng dự đoán.
Theo chuyên gia phân tích của CRS Ronald O’Rourke, “sát thủ diệt tàu sân bay” - tên lửa đạn đạo chống tàu DF-21D của Trung Quốc có thể vô hiệu hóa bằng cách kết hợp các phương thức chủ động và thụ động.
Theo báo cáo “Hiện đại hóa Hải quân Trung Quốc: Những vấn đề đối với khả năng Hải quân Mỹ” được phát hành cuối tháng 3/2013, Mỹ có thể thực hiện nhiều phương thức chủ động và thụ động để đánh chặn DF-21D ở nhiều thời điểm bao gồm: khi Trung Quốc phát hiện và xác định tàu sân bay; khi dữ liệu được truyền tới bệ phóng DF-21D; khi DF-21D được phóng đi và khi DF-21D tìm kiếm mục tiêu.
|
Chuyên gia Mỹ tin rằng, hải quân nước này có nhiều "cơ hội" đánh chặn DF-21D. |
Dựa trên những thời điểm này, ông O’Rourke đưa ra nhiều “lời khuyên” đối
với Quân đội Mỹ. Đó là, Mỹ có thể sử dụng những hệ thống làm nhiễu hoặc
vô hiệu hóa hệ thống trinh sát và khóa mục tiêu tầm xa của Trung Quốc.
Việc này sẽ giúp vô hiệu hóa DF-21D ở nhiều thời điểm cũng như làm nhiễu
hệ thống dẫn đường của chúng khi tiếp cận mục tiêu.
Nếu tên lửa
DF-21D đã được bắn đi, Hải quân Mỹ có thể sử dụng tên lửa đánh chặn siêu
hạng SM-3 trên tàu tuần dương, khu trục Aegis để bắn hạ DF-21D.
Theo
ông O’Rourke, Hải quân Mỹ cũng nên đẩy nhanh việc mua sắm những tên lửa
đánh chặn SM-2 Block IV Sea-Based Terminal (biến thể cải tiến SM-2 có
thể đánh chặn tên lửa).
“Những sự lựa chọn khác bao gồm đẩy nhanh việc phát triển và triển khai súng điện từ và vũ khí laser”, bản báo cáo viết.
Ngoài
ra, DF-21D cũng có thể bị vô hiệu hóa khi chúng đang tiếp cận mục tiêu
bằng cách trang bị hệ thống tác chiến điện tử hoặc hệ thống gây nhiễu vô
hiệu hóa đầu tự dẫn radar của DF-21D.
TIN LIÊN QUAN:
ĐANG ĐỌC NHIỀU:
Nguyễn Hoàng