Đài tiếng nói nước Nga gần đây có đăng bài viết với tiêu đề “Trung Quốc tìm kiếm sự cân bằng hạt nhân với Nga và Mỹ”. Bài viết này cho rằng, Trung Quốc đang thực hiện kế hoạch đầy tham vọng chế tạo máy bay ném bom chiến lược thế hệ mới và đẩy mạnh nghiên cứu tên lửa đạn đạo xuyên lục địa được trang bị đầu đạn kiểu MIRV.
Đồng thời, Trung Quốc còn đang nghiên cứu loại tên lửa tầm trung có tầm bắn từ 4.000 km trở lên. Xét về hiệu xuất, loại tên lửa này tương đương tên lửa RSD-10 Tiên Phong của Liên Xô. Một loại vũ khí mà thời chiến tranh lạnh gọi là “thảm họa châu Âu” và rất có thể cũng sẽ giống với RSD-10 thì tên lửa mới sẽ mang đầu đạn kiểu MIRV.
|
Kiểu đầu đạn MIRV sẽ tăng khả năng chiến đấu cho tên lửa đạn đạo Trung Quốc. Trong ảnh là pha cuối tấn công mục tiêu của đầu đạn MIRV lắp trên tên lửa LGM-30 của Mỹ.
|
Theo bài viết này, năm 2014, tàu ngầm hạt nhân thế hệ mới đầu tiên của Trung Quốc dự kiến sẽ đạt trạng thái hoạt động ban đầu. Cách đây không lâu, tàu ngầm phi hạt nhân chủ yếu dùng để bắn thử nghiệm tên lửa phóng từ tàu ngầm của Trung Quốc đã được thử nghiệm kiểm tra và bắt đầu đưa vào phục vụ.
Cho đến nay, Trung Quốc luôn cho rằng nước này tuân theo nguyên tắc “răn đe hạt nhân tối thiểu”. Căn cứ vào nguyên tắc này, Trung Quốc từ bỏ cuộc chạy đua với các nước hạt nhân khác, số lượng vũ khí hạt nhân chỉ để đảm bảo một khi đối phương tấn công lãnh thổ Trung Quốc thì có khả năng tiến hành tấn công trả đũa, để ngăn chặn đối phương. Vì thế, Trung Quốc chỉ có một số ít đầu đạn có thể đánh trả nước đối phương.
Rõ ràng, trên thực tế Trung Quốc không thể duy trì vị trí “quốc gia hạt nhân nhỏ”. Hiện nay lực lượng hạt nhân của Trung Quốc vẫn còn yếu, nhưng đánh giá từ các dự án mà Trung Quốc đang thực hiện thì trong tương lai số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc sẽ vượt qua tổng số đầu đạn hạt nhân chiến lược của Anh và Pháp, tiến gần hơn với Nga và Mỹ.
|
Trung Quốc đóng thêm 5-6 tàu ngầm hạt nhân Type 094.
|
Theo một số báo cáo đánh giá, Trung Quốc đang đóng 5-6 tàu ngầm hạt nhân mang tên lửa đạn đạo Type 094, mỗi tàu sẽ mang được 12 quả tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2. Trung Quốc còn có kế hoạch đóng tàu ngầm hạt nhân chiến lược Type 096, mang được 24 tên lửa đạn đạo JL-2. Trong tương lai, lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Trung Quốc có thể có 216-288 đầu đạn hạt nhân.
Trung Quốc cũng xác định kế hoạch nghiên cứu phát triển tên lửa đạn đạo xuyên lục địa hạng năng trang bị đầu đạn MIRV thay thế tên lửa đạn đạo liên lục địa Đông Phong-5A.
Xem xét đến triển vọng thay thế loại tên lửa kiểu mới cho lực lượng trang bị tên lửa Đông Phong-5A, ngay cả khi “một đổi một” thì số lượng tên lửa kiểu mới trang bị trong tương lai sẽ ít nhất là 20 quả. Căn cứ vào tính toán số lượng mỗi tên lửa kiểu mới được trang bị 10 đầu đạn hạt nhân, hoàn toàn có thể dự đoán được, trong tương lai sẽ có hơn 200 đầu đạn hạt nhân thay thế 20 đầu đạn hạt nhân hiện nay của tên lửa Đông Phong-5A.
|
Trung Quốc bắn thử nghiệm tên lửa đạn đạo liên lục địa JL-2.
|
Chuyên gia quân sự cho rằng, đến cuối thế kỷ này, Trung Quốc hoàn toàn có thể có 600-700 quả đầu đạn hạt nhân được trang bị trên tên lửa đạn đạo và hầu hết đầu đạn hạt nhân sẽ được trang bị cho các tên lửa liên lục lục địa trên đất liền và trên biển. Ngoài ra, trong số những tên lửa này còn cần phải bổ sung thêm một số bom hạt nhân và tên lửa hạt nhân hành trình dẫn đường. Mặc dù hiện nay một số thông tin liên quan đến kế hoạch triển khai tên lửa hành trình này vẫn chưa được rõ ràng.
Điều này cho thấy, Trung Quốc đang dần trở thành quốc gia hạt nhân lớn thứ 3 trên thế giới. Nếu mục tiêu cắt giảm đầu đạn hạt nhân chiến lược Nga-Mỹ xuống còn 1.000-1.100 quả do Tổng thống Mỹ Obanma đề nghị được thực hiện, thì có thể khẳng định rằng, số lượng đầu đạn hạt nhân của Trung Quốc sẽ tương đương với 2 cường quốc hạt nhân này.
* MIRV là viết tắt cụm từ multiple independently targetable reentry vehicle, dịch ra nghĩa là phương tiện chứa nhiều đầu đạn tấn công nhiều mục tiêu độc lập. Diều này có thể hiểu một cách đơn giản là kiểu đầu đạn "mẹ" chứa bên trong nhiều (3-10) đầu đạn hạt nhân con gắn trên tên lửa đạn đạo liên lục địa. Ở pha cuối tiếp cận mục tiêu, đầu đạn con sẽ tách ra khỏi đầu đạn mẹ tự tiến công mục tiêu. Với kiểu đầu đạn này, mạng lưới phòng thủ đối phương cực kỳ khó đánh chặn.
Bằng Hữu