Theo báo Quân đội Trung Quốc, tàu sân bay INS Vikrant của Ấn Độ chính thức được hạ thuỷ vào ngày 12/8. Cùng ngày, các phương tiện truyền thông Ấn Độ và thế giới đã thay nhau cổ vũ cho tàu sân bay này và cho rằng, Ấn Độ sẽ tiếp tục theo sau Mỹ, Nga, Pháp và Anh trở thành quốc gia có khả năng tự đóng tàu sân bay thứ 5 trên thế giới.
Các chuyên gia Trung Quốc cho rằng, mặc dù Ấn Độ tự xưng là “đóng tàu trong nước”, nhưng tàu sân bay INS Vikrant trên thực tế chỉ có vỏ của tàu là chủ yếu do Ấn Độ đóng trong nước, còn vũ khí và hệ thống động cơ của tàu lại chủ yếu nhập khẩu từ Nga và Mỹ. Thậm chí việc thiết kế tàu đều là tiến hành cải tiến trên nền móng phương án của Pháp.
|
Trước sau như một, giới chuyên gia Trung Quốc cho rằng thành tựu đóng tàu sân bay của Ấn Độ mới chỉ dừng lại ở mức độ đóng vỏ.
|
Phó tư lệnh Hải quân Ấn Độ Robin Dhowan cũng thừa nhận điều này, nhưng lại cho rằng thành tựu chủ yếu của tàu sân bay INS Vikrant là chế tạo thành công tàu sân bay bằng thép cấp độ vũ khí. Tàu sân bay sử dụng thép cần phải có khả năng chịu được sóng gió cấp 9 trở lên, hiện nay đại diện duy nhất là thép đặc chủng HY-100 do Mỹ chế tạo và không cho phép xuất khẩu trái phép vật tư chiến lược. Từ ý nghĩa này, việc hạ thuỷ tàu sân bay INS Vikrant thực sự là bước tiến “không thể thiếu” trong công nghiệp đóng tàu chiến của Ấn Độ.
Cố vấn cấp cao Diễn đàn Cải cách mở cửa Trung Quốc Phan Chấn Cường nhận xét, điều này cho thấy việc hiện đại hoá Hải quân Ấn Độ đã có được bước tiến nhất định. Nhưng muốn thực sự trở thành quốc gia hùng mạnh trên biển, Ấn Độ còn phải đi một quãng đường rất dài, việc hình thành khả năng chiến đấu thực sự của tàu ngầm chưa hẳn đã sớm hơn Trung Quốc.
Lợi thế của Ấn Độ là các nước phương Tây như Mỹ và Nga không xem Ấn Độ như là một đối thủ mà lại trở thành thị trường lớn cho xuất khẩu vũ khí của các nước này, hạn chế xuất khẩu vũ khí của Ấn Độ ít hơn nhiều so với Trung Quốc mà Ấn Độ sớm đã có tàu ngầm từ những năm 1950, số lượng tàu sân bay từ những năm 1980-1990 đạt 2 tàu, kinh nghiệm tác chiến tàu sân bay rất phong phú.
Còn đối với tàu sân bay thể hiện sức mạnh tổng hợp của một quốc gia, trở thành quốc gia đang phát triển, trình độ ngành chế tạo, khả năng tác chiến và thực lực kinh tế của Ấn Độ đều có hạn, phải hỗ trợ lâu dài, khoản kinh phí lớn là vấn đề không dễ dàng.
|
Tổng cộng Hải quân Ấn Độ có 3 chiếc tàu sân bay nhưng mới chỉ có một chiếc hoạt động đầy đủ, INS Viraat (trong ảnh).
|
Theo các chuyên gia Trung Quốc, trở thành quốc gia đất liền lớn nhất khu vực Nam Á, Ấn Độ luôn có một "ước mơ nước lớn thế giới", phải thống trị Ấn Độ Dương và sau đó mở rộng tầm ảnh hưởng đến khu vực Đông Nam Á và Trung Đông.
Giám đốc Sở Nghiên cứu Nam Á Trung Á, Trung tâm Nghiên cứu Vấn đề Quốc tế Thượng Hải (Trung Quốc) Vương Đức Hoa cho rằng, Ấn Độ có niềm tự hào dân tộc rất mạnh, nhập khẩu vũ khí vài năm gần đây luôn đứng đầu thế giới, còn xác định "chiến lược 2 đại dương", phải thông qua tàu sân bay để thực hiện "tác chiến thống nhất trên không và trên biển". Việc hạ thủy tàu sân bay INS Vikrant lần này của Ấn Độ, báo chí Ấn Độ loan tin tàu này có thể đe dọa Bắc Kinh và Thượng Hải của Trung quốc.
Từ năm 2012 đến nay, các chuyến thăm Ấn Độ của Ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton và Phó Tổng thống Mỹ Joe Biden, đều bày tỏ hy vọng Ấn Độ "phát huy vai trò to lớn tại châu Á". Tuy nhiên đấy chỉ là một mặt của vấn đề, trên thực tế, Ấn Độ sẽ coi Ấn Độ Dương như "miền độc quyền" của mình, đối với việc Mỹ đóng quân trên đảo Diego Garcia và tìm kiếm quyền bá chủ tại Ấn Độ Dương thì Mỹ đều không hài lòng với "miền độc quyền" của Ấn Độ và việc đóng tàu sân bay của Ấn Độ cũng không loại trừ việc đối trọng với Mỹ.
Bằng Hữu