Binh lực NATO trong cuộc chiến "một mất, một còn" với Nga (kỳ 1)

Google News

(Kiến Thức) - Là một liên minh quân sự lớn nhất thế giới, đa quốc gia, đa ngôn ngữ và đa sắc tộc, do đó NATO luôn có một tiêu chuẩn chung cho mọi quốc gia thành viên tổ chức này.

NATO là một tổ chức quân sự bao gồm tới 29 quốc gia thành viên. Để có thể hiệp đồng tác chiến giữa nhiều quốc gia với ngồn ngữ, văn hoá và năng lực chiến đấu khác nhau, Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương "NATO" đã đưa ra một tiêu chuẩn chung bắt buộc các quốc gia thành viên phải tuân thủ về cơ cấu tổ chức và quân số phải gần như giống nhau 100% để thuận tiện khi tham chiến hoặc tập trận ở quy mô lớn.
Biên chế tổ chức của NATO
- Ký hiệu ø nhỏ và Ø lớn: Một nhóm (một tổ) có thể bao gồm từ hai tới năm binh sĩ (chắc chắn không ít hơn hai hai binh sĩ). Nhóm hoặc tổ này không bao gồm vũ khí hạng nặng.
 Ảnh minh hoạ: Militaryarmy.
- Ký hiệu • : Từ 5 tới 10 thành viên, bao gồm từ một tới hai nhóm Ø, có nhiệm vụ tuần tra hoặc canh gác. Lưu ý, khi sử dụng ký hiệu •, cần có ghi chú rõ ràng xem các • có hoặc không có vũ trang với súng máy và vũ khí hạng nặng hay không để thuận tiện cho việc chỉ huy chiến thuật tác chiến.
- Ký hiệu •• : Một tiểu đội, có quân số từ 7 tới 13 thành viên, cần ghi chú rõ ràng về hoả lực hạng nặng.
- Ký hiệu ••• : Trung đội hoặc tương đương (tuỳ theo cách gọi của từng quốc gia NATO nhưng ký hiệu buộc phải thống nhất giống nhau trên mọi bản đồ quân sự), có quân số từ 25 tới 40 thành viên, cần ghi chú rõ tình trạng vũ khí đặc biệt là vũ khí hạng nặng. Theo tiêu chuẩn của quân đội Mỹ, chỉ huy trung đội sẽ mang quân hàm Thiếu uý trở lên, trong khi đó theo tiêu chuẩn của NATO, chỉ huy Trung đội sẽ mang hàm Trung uý trở lên.
 Ảnh minh hoạ: ABCnews.
- Ký hiệu I : Đại đội hoặc tương đương tuỳ cách gọi, có quân số từ 60 tới 250 quân. Trong lực lượng Không quân, ký hiệu này tượng trưng cho một phi đội. Theo tiêu chuẩn chung của NATO, chỉ huy Đại đội phải có hàm Thiếu tá trở nên trong khi phía Mỹ chỉ cần chỉ huy cấp Đại uý.
- Ký hiệu II : Tiểu đoàn hoặc tương đương, có quân số từ 300 tới 1000 quân, bao gồm từ 2 - 6 đại đội hoặc các cấp tương đương tuỳ quân binh chủng. Theo tiêu chuẩn của NATO, chỉ huy Tiểu đoàn phải có quân hàm từ Thiếu tá trở lên.
- Ký hiệu III: Trung đoàn hoặc tương đương, có quân số từ 500 tới 2000 quân (Trung đoàn Thuỷ quân Lục chiến mỹ có quân số trên 3200 khi tác chiến ở nước ngoài). Bao gồm từ 3 tới 7 Tiểu đoàn, yêu cầu chỉ huy có cấp Trung tá trở lên.
- Ký hiệu X : Lữ đoàn, có quân số từ 2000 tới 15.000 quân (Lữ đoàn Thuỷ quân Lục chiến Mỹ có quân số tối đa lên tới 20.000 quân tuỳ cơ cấu) bao gồm từ 2 tới 5 Trung đoàn tác chiến trực tiếp, chỉ huy Lữ đoàn yêu cầu từ cấp Đại tá trở lên tuỳ số lượng quân và cơ cấu tổ chức.
- Ký hiệu XX: Sư đoàn, quân số tối đa 20.000 quân kèm theo đó là lực lượng dự bị và các lực lượng hỗ trợ. Chỉ huy trưởng sư đoàn yêu cầu có quân hàm từ Thiếu tướng trở lên.
- Ký hiệu XXX: Quân đoàn: Quân số có thể từ 30.000 quân tới 90.000 quân, bao gồm từ 2 tới 3 sư đoàn và các lực lượng hỗ trợ tuỳ nhiệm vụ và lực lượng. Chỉ huy trưởng Quân đoàn phải có hàm Trung tướng trở lên.
- Ký hiệu XXXX: Army (tạm dịch là quân khu hoặc tập đoàn quân) có quân số tối đa 100.000, về mặt lý thuyết đơn giản có thể hiểu là từ 5 tới 10 sư đoàn hợp thành. Chỉ huy trưởng của Quân khu yêu cầu quân hàm cấp Đại tướng trở lên. Hiện tại trong thời bình, Quân khu hay Army là đơn vị tổ chức cấp cao nhất của quân đội trên thế giới.
 Ảnh minh hoạ: Finlirmk.
- Ký hiệu XXXXX: Cụm tập đoàn quân, có quân số từ 120.000 tới 500.000 quân tuỳ cách tổ chức, có thể hiểu đơn giản là bao gồm một vài quân khu hợp thành. Chỉ huy trưởng của lực lượng Cụm tập đoàn quân yêu cầu cấp Thống soái (Field Marshal) trở lên. Trong thời bình, Cụm tập đoàn quân là một tổ chức rất hiếm. Lực lượng này chỉ xuất hiện trong những cuộc đại chiến thế giới, hoạt động trên những chiến trường trải rộng hàng nghìn kilomets và là lực lượng mang tính chiến lược của cuộc chiến.
Ngoài ra còn có ký hiệu NATO XXXXXX (6 chữ X, lớn hơn Cụm tập đoàn quân 1 bậc) có thể tạm dịch là Phương diện quân (Region, Theatre). Đây là lực lượng bao gồm nhiều cụm tập đoàn quân, có quân số tối đa không giới hạn, thường được dùng để chỉ chung một mặt trận rộng lớn. Ví dụ như Phương diện quân Viễn Đông của Liên Xô trong Chiến tranh Thế giới thứ hai bao gồm toàn bộ các lực lượng quân đội Hồng quân ở khu vực phía Đông nước này.
Hàng dọc bên phải: Ký hiệu biên chế (quân số) được đánh dấu phía trên ký hiệu tượng trương cho lực lượng chiến đấu. Các lực lượng chiến đấu sẽ bao gồm các ký tự trong ô vuông. Ví dụ hàng đầu tiên từ trái qua, bao gồm ký hiệu của Bộ binh, Bộ binh cơ giới bọc thép, bộ binh cơ giới không bọc thép, trinh sát, bộ binh cơ giới bọc thép bánh lốp, lính dù,...
Trong thời điểm hiện tại, thế giới không có nhiều cuộc giao tranh quy mô lớn, cơ cấu tổ chức thường thấy của Quân đội Mỹ hay của các nước thuộc NATO khi tham chiến ở nước ngoài thường chỉ lên tới cấp Trung đoàn hoặc Lữ đoàn là tối đa, hiếm khi cấp sư đoàn tham chiến ở nước ngoài.
Khi sử dụng trên bản đồ quân sự, ngoài ký hiệu biên chế của lực lượng nêu trên, còn có các yếu tố khác như ghi chú về màu sắc cho biết đây là lực lượng ta hay lực lượng địch, ký hiệu đặc biệt để phân biệt các lực lượng khác nhau như sư đoàn bộ binh, sư đoàn lính thuỷ quân lục chiến hay sư đoàn không vận,...
(còn nữa)

Mời độc giả xem Video: Những ký hiệu quân sự thường dùng ở châu Âu kể từ sau Chiến tranh Thế giới thứ hai tới nay trước khi được NATO chuẩn hoá.

Tuấn Anh