Cách công nghệ 4.0 thay đổi cuộc xung đột Nga - Ukraine

Google News

Cơ sở dữ liệu tập trung, bản đồ thời gian thực cùng nhiều công nghệ hiện đại khác, đã biến chiến trường Nga - Ukraine thành một cuộc xung đột 4.0 theo đúng nghĩa đen.

Trên chiến trường Nga-Ukraine, Quân đội Nga đã phát hiện ra một đặc điểm: Chỉ cần Quân đội Nga chiếm được các xe tăng hay xe thiết giáp chở quân Ukraine, thì sẽ “sớm thu hút” được các đòn tấn công chính xác của Quân đội Ukraine.

Hơn nữa, ngay cả khi Quân đội Nga điều khiển các phương tiện chiến lợi phẩm của Quân đội Ukraine bị bắt về căn cứ của mình, các máy bay không người lái của Quân đội Ukraine vẫn có thể theo dõi và xác định được chính xác điểm đến của những loại vũ khí này.

Như vậy, nếu Quân đội Nga không kiểm tra ngay các xe tăng, thiết giáp Ukraine bị bắt giữ, thì đạn pháo sẽ rơi trúng đầu bất cứ lúc nào và họ sẽ bị loại khỏi vòng chiến đấu. Vậy tại sao điều đó lại xảy ra?

Theo thông tin được tờ The Drive đăng tải, chỉ cần Quân đội Nga chiếm được xe tăng và thiết giáp, thì Quân đội Ukraine có thể phát động một cuộc phản công chính xác trong vòng mười đến hai mươi phút.

Cach cong nghe 4.0 thay doi cuoc xung dot Nga - Ukraine

Nhưng không lâu sau, Quân đội Nga đã khám phá ra bí mật của Quân đội Ukraine, hóa ra trên xe có hệ thống định vị địa lý và nhận dạng tự động do Mỹ sản xuất, được lắp trên các xe tăng thiết giáp của Ukraine. Đây là thành phần bí mật cơ bản của Quân đội Mỹ, dùng cho các hoạt động thông tin và các hoạt động phối hợp.

Với hệ thống tín hiệu định vị này, Quân đội Ukraine có thể theo dõi và xác định vị trí của xe tăng và xe bọc thép trong thời gian thực, truy vấn các dấu vết lịch sử, hệ thống cảnh báo sớm và quản lý dữ liệu lớn.

Các chỉ huy Ukraine biết trên máy tính bảng của họ vị trí chính xác trong thời gian thực của tất cả các phương tiện, bao gồm cả tuyến đường di chuyển của chúng, v.v.

Cach cong nghe 4.0 thay doi cuoc xung dot Nga - Ukraine-Hinh-2

Bằng cách này, Bộ chỉ huy Quân đội Ukraine không cần binh sĩ báo cáo vị trí của họ qua điện đàm. Chỉ huy ngồi ở đó với máy tính bảng và biết vị trí chính xác theo thời gian thực của tất cả vũ khí và binh lính, tuyến đường di chuyển, điều kiện chiến đấu, v.v., và sau đó dựa trên nhiệm vụ và triển khai tình huống chính xác theo thời gian thực. Trong lĩnh vực dân sự, đây là sự kết hợp của hệ thống giao thông thông minh và hệ thống định vị vệ tinh.

Nếu không không có hệ thống định vị như trên, một tiểu đoàn cơ giới tham gia chiến đấu với hàng chục hoặc hàng trăm xe tăng, xe bọc thép, pháo phòng không, pháo binh và xe vận tải.. cơ động và bố trí trên trận địa rộng vài kilomet vuông, thậm chí hàng chục cây số vuông. Như vậy, người chỉ huy sẽ rất khó chỉ huy, vì không biết xe và binh lính của họ đang làm gì và ở đâu.

Theo phân tích của các chuyên gia, nếu không có hệ thống điều hành thông minh, mà dựa vào hệ thống thông tin liên lạc truyền thống, thì khả năng hiệp đồng sẽ bị giảm đáng kể, vì thông tin cập nhật qua hệ thống vô tuyến và bản đồ chiến thuật, sẽ có độ trễ; các sĩ quan chỉ huy không thể đưa ra phán đoán chính xác tình hình chiến trường.

Bên cạnh còn có một số sĩ quan tham mưu cầm bút chì xanh đỏ và nhanh chóng vẽ vị trí của từng chiếc xe trên bản đồ; thậm chí có một vài kế toán viên hoặc trinh sát viên ngồi phía sau để tính toán dữ liệu tọa độ của vị trí của từng thiết bị, tất cả các công đoạn này sẽ khiến "độ trễ" giữa quyết định từ tổng hành dinh tới chiến trường bị kéo dài ra. Thậm chí đôi khi có thể đưa ra mệnh lệnh sai, không sát với thục tế chiến đấu.

Cach cong nghe 4.0 thay doi cuoc xung dot Nga - Ukraine-Hinh-3

Trong thời đại thông tin, những thứ này không cần thiết, người chỉ huy chỉ cần cầm máy tính là có thể xem nhanh toàn bộ tình hình chiến trường. Người chỉ huy có thể nắm bắt tình hình chiến trường theo thời gian thực, từ đó triển khai chính xác mệnh lệnh chiến đấu.

Sự tiện lợi do thông tin thời gian thực mang lại không chỉ có vậy, mà ngay cả khi có thiệt hại trong chiến đấu, người chỉ huy cũng có thể biết được sát thương trận địa ở đâu ngay từ đầu.

Cach cong nghe 4.0 thay doi cuoc xung dot Nga - Ukraine-Hinh-4

Ngay sau khi bắt được xe tăng và xe bọc thép của Ukraine, thì mối nguy hiểm sẽ đe dọa quân Nga, buộc họ phải tìm ra “ngọn hải đăng” định vị này của Mỹ ở đâu? Bởi vì đèn hiệu này sẽ thực hiện định vị địa lý chính xác GPS sau mỗi 15 phút và bộ chỉ huy Ukraine sẽ nhận được thông tin liên quan.

Nếu Quân đội Nga không tìm kiếm và vô hiệu hóa thiết bị định vị GPS trên xe thu được, thiết bị không chỉ báo hiệu vị trí để tiêu diệt nó, mà còn trực tiếp khởi động phương tiện rút lui khỏi trận địa.

Lúc này, chỉ huy Quân đội Ukraine sẽ có thông báo nhắc nhở rằng, phương tiện bị hỏng hóc đã khởi động lại và tiến về phía Quân đội Nga. Pháo binh Ukraine không cần ngắm bắn, mà chỉ cần bắn trực tiếp theo dữ liệu của đèn hiệu định vị gửi về.

Do đó, sau khi bắt được xe thiết giáp chở quân của Ukraine, Quân đội Nga phải tìm ra đèn hiệu định vị ở cabin càng nhanh càng tốt. Nếu không thì rất nguy hiểm, một khi đạn dẫn đường được bắn tới.

Khi nói đến xung đột dựa trên thông tin trong cuộc chiến Nga-Ukraine này, sau khi phân đội chỉ huy súng cối tìm thấy mục tiêu và xác định loại mục tiêu, họ sẽ nhập thông tin vào cơ sở dữ liệu lớn, cho phép toàn bộ các lực lượng liên quan theo dõi và cập nhật vị trí của đối phương.

Cach cong nghe 4.0 thay doi cuoc xung dot Nga - Ukraine-Hinh-5
 

Ví dụ, hiện có một chương trình tính toán phần tử bắn của tất cả các loại pháo, cối mà Quân đội Ukraine có trong biên chế rất nhanh và cực kỳ chính xác. Không cần phải tính toán thủ công hay cần tới kế toán pháo binh. Với thiết bị này, mọi người lính đều có thể khai hỏa pháo chính xác vào vị trí đã định, mà thậm chí không cần phải biết làm toán.

Vì vậy, hầu hết các cuộc tác chiến hỏa lực của bộ binh trên chiến trường Nga-Ukraine, đều được thực hiện ở cự ly 1-3 km. Bởi vì, với sự hỗ trợ của thiết bị thông tin, tốc độ và độ chính xác của súng cối và súng phóng lựu hiện đại đã được cải thiện rất nhiều, chuyển từ bắn phá mục tiêu có diện tích rộng, sang tấn công điểm chính xác.

Cach cong nghe 4.0 thay doi cuoc xung dot Nga - Ukraine-Hinh-6

Súng cối, súng phóng lựu và tên lửa chống tăng không phải là vũ khí chính trên chiến trường Ukraine hiện nay. Nhiệm vụ của chúng là ngăn chặn, giảm tốc độ của các đoàn xe quân sự Ukraine hoặc Nga, bằng cách quấy rối, gây ùn ứ, sau đó dẫn đường cho pháo binh thực hiện các cuộc bắn phá chính xác vào các đoàn xe tăng và xe bọc thép đang dừng lại, thông qua sự chiếu xạ laser của máy bay không người lái.

Rõ ràng, việc áp dụng các công nghệ hiện đại vào lĩnh vực quân sự, đã cho chúng ta thấy một cuộc xung đột rất khác, rất "thông tin hóa" - thứ mà các chỉ huy quân đội trong thế kỷ trước, dù có mơ mộng viển vông tới đâu cũng không thể tưởng tượng nổi.
Tiến Minh (tổng hợp)