Chiến thuật của phương Tây kém hiệu quả, Ukraine dần tìm hướng riêng

Google News

Tờ New York Times cho biết, chiến thuật chiến đấu của NATO không giúp ích được nhiều cho Ukraine, lực lượng của Kiev đã không đạt được kết quả trong cuôc phản công vừa rồi.

Ngày 2/8 tờ báo New York Times đưa tin, Quân đội Ukraine đang từ bỏ chiến thuật huấn luyện của các chuyên gia quân sự phương Tây và quay trở lại chiến lược đối đầu tầm xa nhằm giảm thiểu tổn thất lực lượng. Theo đó, các chỉ huy Quân đội Ukraine sẽ tập trung tấn công lực lượng Nga bằng pháo binh và tên lửa tầm xa.

Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu Ukraine có đủ đạn dược để duy trì một kế hoạch như vậy hay không. Ukraine bắt đầu chiến dịch phản công từ đầu tháng 6. Giới chức nước này và phương Tây đều thừa nhận tốc độ phản công chậm hơn dự kiến.

Mặc dù đã tái tràn ngập một vài ngôi làng, nhưng Ukraine vẫn không đạt được những thành tựu to lớn như những thành công trước đây tại các thành phố chiến lược Kherson và Kharkiv trong mùa thu năm ngoái.

Quá trình tấn công, quân đội Ukraine phải vượt qua các bãi mìn dày đặc của Nga mà không có sự yểm trợ từ trên không, khiến các xe tăng và xe bọc thép của   Ukraine trở thành mục tiêu của pháo binh và phòng không Nga. Moskva ước tính, sau hai tháng phản công, Ukraine mất ít nhất 30.000 binh sĩ và khoảng hơn 20% vũ khí do phương Tây cung cấp.

Chien thuat cua phuong Tay kem hieu qua, Ukraine dan tim huong rieng
 Binh sĩ Ukraine trên chiến trường

Lực lượng tham gia chiến dịch phản công của Ukraine gồm chín Lữ đoàn được NATO huấn luyện và trang bị đầy đủ. Chỉ trong hai tuần đầu tiên, Lữ đoàn cơ giới số 47 được cho là đã mất 30% xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ viện trợ.

Để giảm thiểu thiệt hại trong phản công tiếp theo, "Các chỉ huy quân đội Ukraine đã thay đổi chiến thuật, tập trung vào việc tấn công lực lượng Nga bằng pháo và tên lửa tầm xa thay vì để xe tăng, thiết giáp băng qua những bãi mìn dưới   làn đạn của quân đội Nga", New York Times dẫn lời giới chức Mỹ và các nhà phân tích cho.

Với thời gian huấn luyện hạn chế, binh lính Ukraine gặp không ít khó khăn trong việc áp dụng các chiến thuật kết hợp sử dụng vũ khí theo tiêu chuẩn NATO vào chiến trường.

Tờ báo trích dẫn sự cố khi một đơn vị bộ binh của Ukraine lạc vào bãi mìn, sai lầm này đã khiến họ không thể theo kịp đơn vị pháo binh để tham gia tấn công vào phòng tuyến của Nga, vì vậy các lực lượng của Nga có thời gian phát hiện ra mối đe dọa và chuẩn bị phản công.

Các chuyên gia quân sự Mỹ bắt đầu huấn luyện quân đội Ukraine phương pháp cơ động trong chiến đấu nhằm tiết kiệm đạn dược. Điều này được Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin giải thích trong tháng 2 năm nay:  “Khi họ chú trọng nhiều hơn vào cơ động sẽ làm tiêu hao ít đạn dược hơn”.

Chien thuat cua phuong Tay kem hieu qua, Ukraine dan tim huong rieng-Hinh-2
 Một trận khẩu đội súng cối của Ukraine

Mặc dù học thuyết quân sự của NATO thường quy định rằng, việc cơ động sẽ được tiến hành sau khi các lực lượng không quân đã thiết lập được ưu thế trên bầu trời, tuy nhiên Ukraine đã phát động cuộc phản công mà thiếu yếu tố quan trọng chiến lược này. 

Theo Tạp chí Foreign, các quan chức và phương tiện truyền thông phương Tây cho rằng, “chiến thuật mới sẽ giúp cho các lực lượng Ukraine cơ động hơn và có thể hạn chế được khả năng phát huy hỏa lực của Nga, điều này sẽ giúp Ukraine nhanh chóng tái chiếm lại các vùng lãnh thổ mà Nga đang kiểm soát”.

Chien thuat cua phuong Tay kem hieu qua, Ukraine dan tim huong rieng-Hinh-3
Pháo binh Ukraine 

Nhưng thực tế là điều này đã không xảy ra, các chuyên gia của New York Times đã đặt ra câu hỏi về chất lượng huấn luyện binh sĩ Ukraine và số vũ khí trị giá hàng chục tỷ đô la của phương Tây viện trợ, liệu những nỗ lực này có thực sự thành công biến quân đội Ukraine thành lực lượng chiến đấu theo tiêu chuẩn của NATO hay không.

Việc quân đội Ukraine đang quay trở lại phong cách chiến đấu sử dụng nhiều pháo binh, điều này cũng đặt ra vấn đề về nguồn cung đạn dược. Các kho dự trữ của Mỹ đã cạn kiệt đến mức Washington đang gửi đạn chùm thay vì đạn 155mm tiêu chuẩn của NATO và tờ Times tuyên bố rằng bằng cách sử dụng hết số đạn hạn chế của mình, Ukraine có nguy cơ gặp “bất lợi” trong thời gian sắp tới.

Lê Quang (theo New York Times)