Trong Chiến tranh Thế giới thứ nhất, quân đội Anh với những sĩ quan cực kỳ bảo thủ và cứng nhắc chỉ tuân theo một số chiến thuật và chiến lược nhất định. Một trong số những chiến lược đó là đánh bại quân đội Ottoman một cách nhanh nhất có thể bằng cách kéo quân tấn công trực diện vào quốc gia này. Nếu chiến lược này thành công, Ottoman sẽ nằm ngoài cuộc Chiến tranh Thế giới thứ nhất suốt thời gian còn lại.
Tuy nhiên không may cho Anh, chiến lược này đã thất bại và lãnh đạo quân đội Anh buộc phải đứng giữa hai lựa chọn. Thứ nhất là kéo thêm quân tới Gallipoli Penninsula để tiếp viện cho lực lượng đang bị bao vây ở đây hoặc mở đường máu cho… 85.000 quân thoát khỏi Ottoman với thương vong cực lớn.
|
Lính Anh khổ sở trong chiến hào trước sự bao vây của quân Ottoman. Ảnh: WATM.
|
Lệnh sơ tán đã được ban ra vào ngày 11/10/1915 – 8 tháng sau khi quân Anh tấn công Đế chế Ottoman. Chỉ huy trưởng của lực lượng này là Ngài Ian Hamilton quyết định đưa ra phương án đầy khó khăn này vì ông thừa hiểu, London sẽ không bao giờ gửi thêm quân tiếp viện tới chiến trường này vì con số ông yêu cầu để có thể “thay đổi cục diện” là quá lớn, tuy nhiên nếu London gửi ít hơn số đó, mọi thứ sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Ông ước tính, sẽ có khoảng 50% binh lính của quân đội hoàng gia Anh tử nạn trong cuộc rút lui vĩ đại này – tương đương với khoảng 40.000 quân.
May mắn cho quân đội Anh, chỉ 5 ngày sau khi Ian Hamilton đưa ra quyết định rút lui, quân đội Anh đã cử sang chiến trường một vị tướng tài ba nhất của nước này lúc bấy giờ, đó là Ngài Charles Munro.
Munro cần bảo toàn lực lượng rút lui khỏi Thổ Nhĩ Kỳ càng nhanh càng tốt và thương vong ít nhất có thể vì mặt trận Pháp cũng đang rất cần quân tiếp viện. Gửi thêm quân từ Pháp tới Ottoman để giải vây cho lực lượng đang bị bao vây chắc chắn sẽ khiến Pháp thất thủ nhưng nếu 80.000 lính này tìm được đường đến Pháp để tiếp tục chiến đấu với người Đức, mặt trận Pháp sẽ được củng cố thêm rất nhiều.
Trước mối lo đó, Munro buộc phải đơn phương độc mã chống lại Quân Ottoman với một hy vọng mong manh rằng số lính còn sống sót sau trận này sẽ đủ để đưa tới mặt trận Pháp tiếp tục tham chiến. Gọi là hy vọng mong manh vì đối mặt với họ là một lực lượng 315.000 quân với đầy đủ hỗ trợ hậu cần và pháo hạng nặng trong khu Munro chỉ có khoảng 100.000. Thậm chí Munro đã nghĩ đến chuyện đầu hàng.
Nhưng London từ chối, Munro buộc phải chia lực lượng của mình làm ba phần, trong đó hai phần có quân số đông nhất sẽ rút lui trong khi phần còn lại dưới sự chỉ huy của tướng Helles sẽ đảm nhiệm nhiệm vụ chặn hậu.
Nhiệm vụ rút lui này sẽ được chia làm ba phần với sự hỗ trợ của các tàu chiến Anh. Theo đó, binh lính Anh sẽ rút lui ra tàu chiến vào ban đêm một cách bí mật nhất có thể, phía tiền tuyến quân đội Anh cũng không nổ súng trừ trường hợp bất khả kháng bị phía Ottoman tấn công trước.
|
Cn đường rút lui duy nhất của quân Anh là một cảng biển. Ảnh: WATM.
|
Vào ban ngày, sĩ quan chỉ huy của quân đội Anh ra lệnh binh lính dựng thêm lều bạt, đốt lửa trại càng nhiều càng tốt để đánh lừa phía Ottoman rằng quân Anh vẫn đang ở đó nguyên lực lượng nhưng thực ra toàn là lều trại bỏ không. Thậm chí, quân đội Anh còn tạo ra những cuộc duyệt binh giả, làm ra vẻ như vừa nhận được thêm quân tiếp viện cùng với việc gây tiếng ồn, bắn loạn xạ vào ban ngày cho thật đúng với tư chất của “lính mới” được điều ra chiến trường.
Sau một vài ngày, Anh đã rút lui được 40.000 quân trong khi phía Ottoman không dám tấn công vì ước tính rằng quân số của Anh lúc này đã lên tới 200.000 người bao gồm phân nửa là lượng quân tiếp viện “dởm” mới được Anh cử tới vài ngày gần đây.
Bắt đầu từ ngày 15/12, ngoài việc rút lui vào ban đêm, làm loạn vào ban ngày như bước một, nhưng lần này quân đội Anh thậm chí còn rút lui cả trang bị vũ khí cùng những nhu yếu phẩm cần thiết theo mình. Quân Anh khi này chỉ còn duy nhất một lớp phòng thủ nhưng vẫn “diễn” rất đạt vào ban ngày khiến lính Ottoman chưa đánh đã sợ vì cho rằng lúc này Anh đã có tới khoảng 300.000 quân ở đây.
Tới giai đoạn cuối cùng kéo dài 2 ngày hai đêm từ ngày 18/12 tới ngày 20/12, quân Anh quyết định rút nốt hàng phòng thủ cuối cùng với hơn 20.000 quân của mình ra khỏi đất của Ottoman. Tuy nhiên nếu không có tuyến phòng thủ này, quân Ottoman có thể tấn công bất cứ lúc nào và diệt sạch những đơn vị chưa kịp rút lui.
|
Cách thức quân Anh dùng súng trường "tự động" để đánh lừa quân Ottoman. Ảnh: AWM.
|
Để đánh lừa quân Ottoman, quân Anh đã sử dụng những bình nước nhỏ giọt để khai hoả súng trường, vờ như vẫn có người điều khiển nhưng thực chất đây là kiểu khai hoả tự động. Kết quả là toàn bộ lớp phòng thủ cuối cùng của quân Anh rút lui an toàn trong tiếng nổ lốp đốp của những khẩu súng trường “tự động”.
Khi phát hiện ra vụ việc, quân Ottoman thậm chí còn cho rằng người Anh chỉ rút lui sau một đêm và tốn rất nhiều giấy mực để nghiên cứu cách thức rút lui…. 300.000 quân trong một đêm của người Anh.
Mời độc giả xem Video: Cách quân Anh biến súng trường thành súng trường tự động khai hoả để đánh lừa quân Ottoman.
Tuấn Anh