Cuộc đối đầu ít biết giữa T-34 và M-26 tại Triều Tiên (1)

Google News

(Kiến Thức) - Đây được xem là lần đầu tiên các xe tăng Liên Xô đối đầu trực diện với xe tăng Mỹ trong một cuộc chiến quyết định không khoan nhượng. 

Trong Chiến tranh Triều Tiên, quân đội Triều Tiên đã có gần như mọi sự chuẩn bị cần thiết nhất trước khi tham gia vào cuộc chiến trong khi đó ở phía đối diện, quân đội Hàn Quốc và Mỹ hoàn toàn không có sự chuẩn bị trước và khá yếu kém sau đó đã bị đẩy xuống tận mỏm đất nhỏ ở Pusan.
Cuoc doi dau it biet giua T-34 va M-26 tai Trieu Tien (1)
 Quân đội Triều Tiên đã đẩy liên quân Mỹ - Hàn xuống mỏm cuối cùng ở Pusan. Nguồn ảnh: Googlemaps.
Dù vậy, may mắn là liên quân Mỹ - Hàn ở Pusan đã giữ vững được thành phố này trước sự tấn công như vũ bão của quân đội Triều Tiên cho tới khi quân tiếp viện có mặt để rồi sau đó liên quân Mỹ - Hàn phá được vòng vây, đẩy ngược quân Triều Tiên lên phía Bắc.
Trong số các đơn vị tiếp viện có mặt tại Pusan vào lúc cần thiết nhất trước khi liên quân Mỹ - Hàn thất thủ chính là Lữ đoàn Thuỷ quân Lục chiến Tạm thời số 1 – một đơn vị không chính danh được tập hợp một cách vội vàng, chóng vánh và tạm bợ trong khi Sư đoàn Thuỷ quân Lục chiến số 1 chỉ vừa được thành lập trước đó vài ngày. Trong Lữ đoàn tạm bợ này, có một lực lượng nhỏ xe tăng M-26 Pershing vừa mới được trang bị và vẫn còn mới cóng cạnh.
Cuoc doi dau it biet giua T-34 va M-26 tai Trieu Tien (1)-Hinh-2
 Xe tăng M-26 Pershing của Mỹ được thiết kế vội vàng với hy vọng có thể "đả" được xe tăng T-34 huyền thoại của Liên Xô đang được Triều Tiên sử dụng. Nguồn ảnh: NIO.
Tính tới khi Chiến tranh Triều Tiên nổ ra, mới chỉ có khoảng vài trăm chiếc M-26 Pershing được Quân đội Mỹ trang bị với mục đích chính khi chúng ra đời là chống lại xe tăng Tiger I và Tiger II của phát xít Đức nhưng sau này lại kiêm luôn nhiệm vụ đối đầu với xe tăng T-34 vốn được Liên Xô viện trợ thẳng cho Triều Tiên qua biên giới chung giữa hai nước này. Nói một cách ngắn gọn, Mỹ cần M-26 Pershing để tiêu diệt T-34 vì khi đó mọi loại vũ khí chống tăng của Mỹ đều rất kém hiệu quả trước loại xe tăng rẻ tiền, số lượng lớn và có độ cơ động cao này.
Cuoc doi dau it biet giua T-34 va M-26 tai Trieu Tien (1)-Hinh-3
 Khi giải phóng Seoul, Triều Tiên đã cho 150 chiếc xe tăng T-34/85 diễu hành qua nơi từng được Hàn Quốc coi là thủ đô này. Nguồn ảnh: NIO.
Thực tế tới trước khi trận chiến đầu tiên giữa T-34 và M-26 diễn ra, hai loại xe tăng này đều chưa từng gặp nhau và mọi thông số kỹ thuật của chúng đều chỉ được hai phe so sánh trên… giấy. Tuy nhiên người Mỹ vẫn hy vọng rằng, khẩu pháo 90mm của M-26 sẽ đục thủng được giáp mặt dày và nghiêng khủng khiếp của T-34.
Trận chiến Đồi Không Tên
Khi vòng vây khép Pusan của Quân đội Triều Tiên lỏng dần do áp lực của liên quân Mỹ - Hàn, sức mạnh của phía Mỹ lại tăng lên ngày càng rõ rệt do tiếp viện được đổ vào liên tục. Tới giữa tháng 8, liên quân Mỹ - Hàn bắt đầu đẩy quân Triều Tiên ngược về phía Bắc. Đơn vị số 5 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ trong nỗ lực đẩy ngược quân Triều Tiên về sau vĩ tuyến 38 được trao nhiệm vụ chiếm Obong-Ni – một sườn núi thường được lính Mỹ biết tới với cái tên “Sườn Không Tên”.
Cuoc doi dau it biet giua T-34 va M-26 tai Trieu Tien (1)-Hinh-4
 Một con đèo trên Sườn Không Tên - nơi xảy ra cuộc đấu tăng ngoạn mục giữa T-34 của Triều Tiên và M-26 Pershing của Mỹ. Nguồn ảnh: NIO.
Yểm trợ cho nhiệm vụ này của đơn vị số 5 Thuỷ quân Lục chiến Mỹ là bốn xe tăng M-26 thuộc Trung đội 1, Đại đội A, Tiểu đoàn tăng Thuỷ quân Lục chiến số 1. Đơn vị này được dẫn đầu bởi Trung uý Granville Sweet.
Ở phía đối diện, Triều Tiên có Sư đoàn bộ binh số 4 cùng với Tiểu đoàn xe tăng tăng phái thuộc Trung đoàn tăng 109.
Cuoc doi dau it biet giua T-34 va M-26 tai Trieu Tien (1)-Hinh-5
 Các xe tăng M-26 Pershing có khả năng che chắn cho bộ binh khá tốt nhưng bù lại, chúng lại khá cồng kềnh. Nguồn ảnh: NIO.
Sau ngày đầu tiên hai bên chiến đấu thăm dò lẫn nhau, cả phía Mỹ lẫn Triều Tiên đều rút về cụm phòng thủ của mình và bắt đầu đào công sự trước khi màn đêm kịp buông xuống. Trong khi các xe tăng của Thuỷ quân Lục chiến Mỹ còn đang bơm xăng thì vào lúc 20:00 tối cùng ngày, một mật lệnh mang tên “Flash Purple” được gửi đến – thông điệp này có nghĩa là phía Mỹ phải tiếp tục tấn công ngay lập tức.
Trung uý Sweet bắt đầu điều khiển toàn bộ các xe tăng ông đang có trong tay di chuyển theo đội hình tiến thẳng qua sườn đồi trên một con đường hẹp, đội hình di chuyển dàn hàng ba của các xe tăng M-26 được Trung uý Sweet kỳ vọng sẽ che chắn tốt cho bộ binh phía sau, ngoài ra, khi đội hình hàng ngang này bị tấn công, các xe tăng M-26 Pershing sẽ tạo thành vật cản tự nhiên, không cho các xe tăng Triều Tiên phản công ngược lại được phía Mỹ.
Cuoc doi dau it biet giua T-34 va M-26 tai Trieu Tien (1)-Hinh-6
 M-26 Pershing yểm trợ cho bộ binh khi hành tiến. Nguồn ảnh: NIO.
Cuối con đèo nhỏ mà lính Mỹ đang di chuyển là một hẻm núi ngay khúc cong của con đường, viên Trung uý của Mỹ tin rằng sẽ tạo ra bất ngờ cho quân Triều Tiên ngay khi các xe tăng M-26 vượt qua được khúc cua tay áo. Lạc quan hơn, các xạ thủ của M-26 còn cho rằng mỗi chiếc M-26 sẽ khai hoả được hai phát trước khi T-34 của Triều Tiên kịp phản công lại.
(còn nữa)

Mời độc giả xem Video: Xe tăng hạng nặng/trung M-26 Pershing của Mỹ trong thời kỳ Chiến tranh Thế giới thứ hai.


Tuấn Anh