|
Không nên đánh giá thấp sức mạnh trang bị của Hải quân Mỹ |
Từ thất bại ở vịnh Habana Cuba năm 1962
Vào tháng 10/1973, Hạm đội 6 của Hải quân Mỹ với 60 tàu, đã đối đầu với Hải đội Địa Trung Hải của Hải quân Liên Xô trên Biển Địa Trung Hải trong hơn 30 ngày và cuối cùng kết thúc với sự thất bại của Hải quân Mỹ.
Đây là cuộc đối đầu hải quân nguy hiểm nhất trong Chiến tranh Lạnh, được coi là biểu tượng cho sự trỗi dậy của hải quân Liên Xô và là một “tác phẩm kinh điển” để rửa sạch nỗi xấu hổ về Cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962.
Từ cuộc khủng hoảng tên lửa Cuba năm 1962, 11 năm sau, Hải quân Liên Xô phát triển từ một lực lượng hải quân ven bờ thành hải quân biển xa và thể hiện sức mạnh của mình với thế giới bằng cách đối đầu với Hải quân Mỹ, gây kinh ngạc cho Lầu Năm góc.
Tháng 10/1962, đội hình tàu ngầm của Hải quân Liên Xô xuất phát từ Hạm đội Phương Bắc, sẵn sàng triển khai đến căn cứ quân sự ở Habana, Cuba.
Để đề phòng tai nạn, mỗi chiếc tàu ngầm điện-diesel tuần dương Đề án 641 (trong tổng số 4 chiếc) mang theo 22 ngư lôi thông thường và 1 ngư lôi hạt nhân. Đội hình nhỏ bé này sẽ cố gắng vượt qua sự phong tỏa trên biển bao gồm 40 tàu Hải quân Mỹ, 240 máy bay với tổng số hơn 30.000 quân.
|
Ảnh: Chiếc tàu ngầm chạy bằng năng lượng thông thường Đề án 641 suýt làm nên lịch sử. Nguồn History |
Ngoài ra, do chưa có kinh nghiệm thiết kế, nên tàu ngầm của Hải quân Liên Xô thường xuyên xảy ra hỏng hóc kỹ thuật, cơ khí, thiếu hệ thống tản nhiệt, khiến nhiệt độ bên trong tăng cao. Cuối cùng, 4 chiếc tàu ngầm "vượt biên" không thành, khiến Liên Xô mất hết thể diện trước thế giới.
Tuy nhiên, những ý tưởng phát triển tập trung vào tàu ngầm và tàu tên lửa gần bờ, đã được chỉnh sửa cho phù hợp, vừa lớn vừa nhỏ. Các tàu chiến cỡ lớn như tàu tuần dương và tàu khu trục bắt đầu trở thành trọng tâm phát triển của Hải quân Liên Xô và cuối cùng đã minh chứng cho con đường phát triển đúng đắn này.
Vào tháng 4/1963, tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo USS Sam Houston đã cập cảng Izmail của Thổ Nhĩ Kỳ; đây là lần đầu tiên, một tàu ngầm mang tên lửa đạn đạo của Mỹ hoạt động trên biển Địa Trung Hải.
Tên lửa đạn đạo UGM-27 Polaris phóng từ tàu ngầm USS Sam Houston, có tầm bắn tối đa 4.000 km; từ bờ Đông Địa Trung Hải, nếu tên lửa được phóng đi, hoàn toàn có thể phá hủy Thủ đô Moscow hoặc thành phố Leningrad; mối đe dọa này khiến Liên Xô lo lắng.
Do Liên Xô không có một căn cứ quân sự cố định ở nước ngoài tại Địa Trung Hải vào thời điểm đó, nên không đó vũ khí để đặc trị loại tàu ngầm mang tên lửa Polaris. Điều này cuối cùng đã khiến Liên Xô quyết định thành lập Hải đội Địa Trung Hải.
Vào năm 1967, Hải quân Liên Xô hạ thủy tàu sân bay trực thăng chống tàu ngầm đầu tiên (Đề án 1123), mang tên Moscow.
|
Ảnh: Tàu sân bay trực thăng chống tàu ngầm Đề án 1123, mang tên Moscow của Hải quân Liên Xô. Nguồn History |
Tháng 9/1970, cuộc khủng hoảng Jordan nổi tiếng nổ ra, mối quan hệ giữa Syria và Jordan trở nên rất căng thẳng, Hải quân Mỹ đã nhanh chóng huy động hai tàu sân bay và tàu đổ bộ, để chuẩn bị ngăn chặn bằng vũ lực.
Hạm đội Địa Trung Hải mới thành lập của Hải quân Liên Xô, cũng nhanh chóng phản ứng, tăng nhanh số lượng tàu chiến từ 47 lên 60 chiếc và giành lợi thế trước thời hạn.
Thậm chí thủy thủ tàu chiến Mỹ còn có thể nhìn thấy các sĩ quan và binh sĩ Liên Xô lắp tên lửa trên đường ray phóng, trong khoảng cách tầm nhìn trực tiếp và thủy thủ Liên Xô có thể bắt đầu theo dõi máy bay chiến đấu của Mỹ bằng mắt thường.
Tuy nhiên, khi tình hình ở Syria và Jordan dịu đi trên bộ, lực lượng hải quân của Mỹ và Liên Xô ngay lập tức rút lui, và mọi thứ trở lại bình lặng. Tuy nhiên, Hải quân Mỹ đã rất sốc trước màn trình diễn của hải quân Liên Xô sau đó.
|
Ảnh: Hàng không mẫu hạm USS Independence của Hải quân Mỹ. Nguồn History |
Cuộc đối đầu hải quân lịch sử giữa Mỹ và Liên Xô
Ngày 4/10/1973, Liên Xô nhận được tin tình báo từ Ai Cập, về một cuộc tấn công sắp xảy ra vào Israel. Sáng sớm cùng ngày, Hải đội Địa Trung Hải của Hải quân Liên Xô bắt đầu tập hợp toàn bộ 52 tàu và chuẩn bị đến Ai Cập để sơ tán công dân Liên Xô.
Vào ngày 5/10, một đội hình tàu hải quân Liên Xô bao gồm 1 tàu khu trục, 4 tàu ngầm và 1 tàu hậu cần đã tới tăng cường cho Hải quân Liên Xô tại Ai Cập, nâng tổng số tàu Liên Xô lên 58 chiếc.
Vào thời điểm đó, Hải quân Mỹ đã triển khai tổng cộng 48 tàu chiến ở Địa Trung Hải, bao gồm hai tàu sân bay và một tàu sân bay trực thăng. Chiều ngày 6/10, liên quân Ai Cập và Syria bắt đầu tấn công Israel; ngày hôm sau, nhóm tác chiến tàu sân bay USS Independence của Hải quân Mỹ được lệnh tiến đến vùng biển gần đó.
|
Ảnh: Quân đội Ai Cập băng qua kênh đào Suez bằng cầu phao quân sự trong cuộc chiến tháng 10/1973. Nguồn History |
Lúc này Hải quân Liên Xô đã tập hợp 21 tàu, gồm 3 tuần dương hạm và 9 khu trục hạm, tạo thành thế trận đánh chặn hàng hải chiến lược trước tàu sân bay Mỹ.
Vào ngày 9/10, Liên Xô bắt đầu viện trợ cho các nước Ả Rập tham chiến, Hải đội Địa Trung Hải của Hải quân Liên Xô, có nhiệm vụ điều động các tàu khu trục, để bảo vệ cho các máy bay vận tải và tàu buôn.
Quân đội Mỹ đã cố gắng can thiệp vào hoạt động hỗ trợ của Liên Xô, nhưng Hải quân Liên Xô đã điều động một đội hình bao gồm tuần dương hạm Volga để đánh chặn. Cuối cùng, gần như toàn bộ lực lượng chính của Hải quân Mỹ bắt đầu tập trung về phía nam đảo Crete.
Trong khi sự tập trung của Mỹ là cuộc chiến tranh trên bộ; nhưng lực lượng Hải quân Mỹ tại đây cũng có thể bị Hải quân Liên Xô tấn công, vì chỉ có đơn lẻ một mình. Đó là một lỗi chiến thuật rất nghiêm trọng.
|
Ảnh: Tàu tấn công đổ bộ lớp "Iwo Jima" của Hải quân Mỹ tại Địa Trung Hải vào thời điểm đó. Nguồn History |
Vào thời điểm đó, lực lượng chủ lực của Hải quân Mỹ đã tập trung tại Địa Trung Hải và phần lớn lực lượng hải quân Liên Xô cũng đã đến vùng biển gần đó; nên hai bên ngày càng ở thế “cài răng lược” với nhau, đến nỗi khi máy bay chiến đấu và máy bay trực thăng của Mỹ cất cánh tìm kiếm tàu ngầm Liên Xô, các thủy thủ Liên Xô thậm chí có thể trực tiếp thả lựu đạn xuống nước, như một cách đánh lạc hướng.
Vào ngày 16/10, tình hình đã có một thay đổi mới, với việc liên quân Ai Cập và Syria bị đánh bại trên bờ, Hải quân Liên Xô bắt đầu triển khai đến vùng biển ngoài khơi Syria, và hai trong số các tàu chiến nhỏ đang hộ tống tàu dân sự Liên Xô, ngăn chặn máy bay Israel tiến công.
Trong nhật ký của Semenov, Tham mưu trưởng Hải đội Địa Trung Hải của Liên Xô, thậm chí còn xuất hiện đoạn mô tả rằng "chúng tôi sắp tham gia trực tiếp vào cuộc chiến này".
Ngày 17/10, Quân đội Liên Xô xây dựng kế hoạch tác chiến đổ bộ vào kênh đào Suez. Bị xáo trộn sâu sắc bởi các hành động của Liên Xô, Mỹ bắt đầu tăng cường sức mạnh hải quân của mình ở Địa Trung Hải; trong khi Liên Xô tiếp tục huy động các đội hình hải quân.
Ngoài ra, lực lượng đổ bộ đường không của Liên Xô với tổng số hơn 100.000 quân đã được đặt trong tình trạng báo động, máy bay trinh sát MiG-25 của Không quân Liên Xô cũng đã cất cánh từ Ai Cập đến Israel và dự kiến trinh sát chiến trường trong tình huống sắp xảy ra.
|
Ảnh: Máy bay chiến đấu MiG-25 hiện đại nhất của Liên Xô đã có mặt tại Ai Cập vào thời điểm cuộc xung đột. Nguồn History |
Vào ngày 25/10, sau một cuộc tham vấn khẩn cấp qua đêm, chính phủ Mỹ đã đưa ra quyết định chính thức ngừng cung cấp hỗ trợ trên không cho Israel; đồng thời điều động một tàu sân bay thứ ba tiến đến Biển Địa Trung Hải, đồng thời thu hẹp về lực lượng hải quân.
Chiều hôm đó, Liên Xô từ bỏ các kế hoạch đổ bộ quân sự vào phút cuối. Ngày 26/10, Hải quân Liên Xô lần lượt thành lập các đội hình tác chiến phòng không thứ ba, thứ tư và thứ năm để tiến hành các cuộc tập trận chống hạm cường độ cao.
Vào ngày 29/10, với sự tiếp viện liên tục, tổng cộng 96 tàu chiến của Liên Xô đã tập hợp trên biển Địa Trung Hải. Và Semenov đã viết trong nhật ký của mình ngày hôm đó như sau: "Mọi người đang chờ lệnh tấn công, và áp lực do tình hình gây ra đã lên đến đỉnh điểm".
Vào ngày 30/10, đội hình của Hải quân Mỹ, trước áp lực lớn, bắt đầu rút lui, và Hải quân Liên Xô đã giành được chiến thắng cuối cùng.
|
Chiến thắng của cuộc đối đầu đã thúc đẩy Hải quân Liên Xô phát triển hơn nữa các tàu tuần dương lớp "Kirov" sau này. |
Lý do thất bại của Hải quân Mỹ trong cuộc đối đầu
Theo đánh giá của các nhà sử học quân sự, có 3 lý do chính khiến quân đội Mỹ phải nhận một kết cục xấu hổ khi rõ ràng họ có lợi thế về tàu sân bay.
Đầu tiên, Hải quân Mỹ đã nhầm lẫn khi tập trung lực lượng chính của mình ở vùng biển gần đảo Crete ngay từ đầu, cho phép Hải quân Liên Xô trực tiếp chặn quân đội Mỹ ở cự ly gần, để phát huy lợi thế cận chiến; trong khi lợi thế về khả năng cơ động của tàu sân bay Mỹ gần như bị mất.
|
Hàng không mẫu hạm luôn là tàu mặt nước mạnh nhất của Hải quân Mỹ kể từ Thế chiến II . |
Thứ hai, trình độ huấn luyện của Hải quân Liên Xô rất xuất sắc, tinh thần chiến đấu của cán bộ, chiến sĩ rất dũng cảm, đặc biệt triết lý tác chiến "đánh đòn phủ đầu" luôn được đề cao, đã gây áp lực rất lớn đối với quân đội Mỹ.
Thứ ba, kế hoạch tác chiến đổ bộ quyết định của Quân đội Liên Xô đã đánh vào điểm yếu của quân Mỹ và buộc quân sau phải nhượng bộ.
Cuộc đụng đầu lịch sử về hải quân giữa hai siêu cường quân sự trong thời điểm căng thẳng nhất của chiến tranh Lạnh đã để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với Hải quân Liên Xô và các quốc gia có ý định đối đầu với Hải quân Mỹ sau này.
Tiến Minh (theo History)