Vai trò của Moscow trong cuộc chiến ở Madrid
Theo đó trong giai đoạn đầu của Nội chiến Tây Ban Nha các đơn vị Hồng quân Liên Xô được Moscow cử đến Madrid đều chiến đấu dưới danh nghĩa lực lượng quân tình nguyện sát cánh bên cạnh Quân đội Cộng hoà Nhân Dân Tây Ban Nha viết tắt là PRA (lực lượng Cộng sản Tây Ban Nha). Một trong những trận chiến lớn nhất của PRA trong thời gian đầu của cuộc nội chiến đó là giữ được thủ đô của nước này.
Mặc dù vậy, PRA đã không thể hoàn thành được nhiệm vụ này và buộc Liên Xô phải đưa đến Tây Ban Nha một lực lượng chiến đấu thực thụ vào tháng 10 – tháng 11 năm 1936 để giúp PRA giữ vững Madrid.
Dưới sự hỗ trợ của Liên Xô cùng các xe tăng T-26, các đợt phản công của PRA ban đầu đã khiến lực lượng phát xít Tây Ban Nha buộc phải rút khỏi Madrid. Còn trên bầu trời, các tiêm kích I-15 của Liên Xô đã chiến đấu cực kỳ quả cảm với lực lượng không quân Italia và Đức vốn cũng có mặt ở Tây Ban Nha để hỗ trợ phát xít.
|
Phi công Liên Xô ở Tây Ban Nha. Ảnh: Sputnik.
|
Chưa hết, các máy bay ném bom ANT-40 của Liên Xô còn thực hiện hàng loạt các vụ ném bom mang tính chiến lược, nhấn chìm sức kháng cự của lực lượng Phát xít.
Với sự hỗ trợ của Liên Xô, Madrid đã đứng vững và nằm trong tay Cộng sản Tây Ban Nha tới tận cuối cuộc nội chiến. Mãi tới tận năm 1939, khi phát xít đã chiếm mọi vùng đất khác ở Tây Ban Nha, Madrid mới đầu hàng.
Sự xuất hiện của xe tăng Liên Xô
Trước đây, xe tăng có tốc độ di chuyển cực chậm nên không ai nghĩ đến việc dùng xe tăng để đâm vào xe tăng đối phương. Tuy nhiên với các xe tăng T-26 có tốc độ lên tới hơn 70 km/h, các kíp lái xe tăng Liên Xô đã nghĩ ra một ý tưởng cực kỳ điên rồ đó là lái xe tăng lao vào xe tăng kẻ thù khi không còn khả năng chiến đấu.
Trường hợp đâm xe tăng đầu tiên được ghi nhận ở trận Sesena vào ngày 29/19/1936. Tại đây, các xe tăng T-26 của Liên Xô đã đâm trực diện vào các xe tăng CV-33 của Italia khi hai tốp xe tăng tiến tới quá gần nhau. Mặc dù vậy, trận đầu đâm nhau này không được khả quan cho lắm khi phần lớn các kíp lái xe tăng Liên Xô đều bị thương nặng hoặc tử vong sau pha tai nạn ở tốc độ quá cao.
|
Xe tăng BT-5 của Liên Xô viện trợ cho Tây Ban Nha. Ảnh: Wiki.
|
Tháng 3/1938, Xe tăng hạng nhẹ BT-5 của Liên Xô cũng tận dụng lợi thế đông hơn và tốc độ cao hơn của mình để đâm thẳng vào đội hình xe tăng T-1S được Đức mang tới chiến trường này. Với các xe tăng BT-5, quân đội Liên Xô đã đẩy lùi được đội hình T-1S mà không có nhiều thiệt hại.
Cuộc hội ngộ không mong đợi
Sau khi Nội chiến Nga kết thúc vào năm 1922, một lượng lớn tàn quân Bạch vệ và các sĩ quan chỉ huy của quân đội Đế quốc Nga cũ bỏ chạy sang Tây Âu. Tới khi cuộc nội chiến Tây Ban Nha nổ ra, lực lượng này bất ngờ đứng vào hàng ngũ phát xít Tây Ban Nha để chống lại lực lượng Cộng sản Tây Ban Nha vốn do Liên Xô hậu thuẫn.
|
Nội chiến Tây Ban Nha. Ảnh: Global Look.
|
Theo thống kê của Tây Ban Nha, trong số 72 sĩ quan Bạch Vệ tham chiến ở Tây Ban Nha, có 34 người đã hy sinh trong cuộc nội chiến này. Trong cuộc duyệt binh mừng chiến thắng ở Valencia ngày 3/5/1939, những đơn vị của Bạch Vệ duyệt binh qua quảng trường dưới lá cờ của Đế chế Nga.
Tuy nhiên, không phải tất cả lính Bạch Vệ đều cầm súng chống lại Hồng quân. Nhiều người trong số họ đã sẵn sàng gia nhập Hồng quân chỉ để được “lập công chuộc tội” với hy vọng được trở về Liên Xô sau khi cuộc chiến kết thúc. Mặc dù vậy, sau khi cuộc chiến kết thúc, không phải ai trong số họ cũng được quay trở về nước.
Quan hệ Moscow - Madrid rạn vỡ sau chiến tranh
Mặc dù Liên Xô đã hỗ trợ cực kỳ nhiệt tình cho PRA nhưng phát xít Tây Ban Nha vẫn chiến thắng. Kết quả là mối quan hệ Moscow – Madrid đã bị đóng băng trong nhiều chục năm sau đó và không có dấu hiệu làm hoà khi cả hai bên đều không có thiện chí.
|
Đội bóng Liên Xô năm 1960 lên ngôi vô địch châu Âu lần đầu tiên trong lịch sử. Ảnh: Sputnik.
|
Tại giải Vô địch bóng đá châu Âu năm 1960, đội Liên Xô đã giáp mặt đội tuyển Tây Ban Nha ở vòng Tứ kết. Đội thắng ở trận này sẽ giành vé tới Pháp đá trận Bán Kết để tranh một suất vào chung kết.
Không khác gì ngày nay, vào những năm 60 bóng đá Tây Ban Nha có một sức mạnh khủng khiếp. Đội tuyển Liên Xô dù cũng được đánh giá cao nhưng lại lo sợ trận đấu bóng sẽ trở thành thành một trận đấu đẫm máu khi cả hai quốc gia mang tinh thần dân tộc và cả những hận thù trong quá khứ vào sân thi đấu.
May mắn thay, Francisco Franco – người đứng đầu Tây Ban Nha lúc bấy giờ quyết định không cho phép đội tuyển quốc gia của mình tới Moscow thi đấu trận lượt đi. Việc Tây Ban Nha “bỏ cuộc” khiến Liên Xô nghiễm nhiên giành vé đi tiếp mà không cần phải đá trận lượt về. Năm đó, Liên Xô lên ngôi vô địch châu Âu còn mối quan hệ giữa Moscow và Madrid vẫn đóng băng tới tận khi nhà độc tài Franco qua đời.
Mời độc giả xem Video: Nội chiến Tây Ban Nha và những thước phim cực kỳ quý giá.
Tuấn Anh