Giải mã trận đấu xe tăng cuối cùng của thế kỷ 20 (1)

Google News

(Kiến Thức) - Diễn ra vào ngày 26/2/1991, trận đấu tăng cuối cùng của thế kỷ 20 diễn ra với một bên là liên quân Mỹ cùng 5 nước đồng minh trong khi bên kia chiến tuyến chỉ là quân đội Iraq.

Theo đó trận đấu xe tăng cuối cùng trong thế kỷ 20 hay còn được biết tới với cái tên "trận chiến 73 Easting" diễn ra trong hai ngày từ ngày 26 tới ngày 27/2/1991 giữa một bên là liên quân Mỹ - Anh và bên còn lại là quân đội Iraq. Đây là trận chiến nhằm can thiệp vào việc Iraq xâm lược Kuwait. Với chiến thắng của phe liên minh trong cuộc chiến này, phía Iraq đã chấp nhận rút quân khỏi Kuwait. Đặc biệt, trận chiến này cũng là nơi diễn ra cuộc đấu tăng đúng nghĩa cuối cùng của nhân loại, kể từ sau trận chiến 73 Easting tới nay, chưa từng có một cuộc đấu tăng với quy mô nào khác từng xảy ra.
Trong trận chiến này, Trung đoàn Tăng kỵ số 2 (thiết giáp) của quân đội Mỹ đã nhận nhiệm vụ làm mũi tiến công, tấn công trực diện vào lực lượng Iraq đang tham chiến trong cuộc xâm lược Kuwait. Sau khi gặp phải kháng cự có phần hời hợt của quân đội Iraq sau ba ngày tiến công, Trung đoàn này của Mỹ đã chạm chán với một trong những đội hình thiết giáp lớn nhất của quân đội Iraq thời điểm đó.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (1)
Xe tăng Type 69 của Iraq bị tiêu diệt trong trận chiến 73 Easting. Ảnh: Barkley. 
Nhiệm vụ của Trung đoàn Tăng kỵ số 2 Quân đội Mỹ về cơ bản là khá đơn giản nhưng thực tế lại rất khó thực hiện. Vào ngày thứ ba của nhiệm vụ, họ sẽ phải chặn đường rút lui của quân đội Iraq ra khỏi Kuwait và phá huỷ càng nhiều thiết giáp Iraq càng tốt. Vấn đề ở đây là cuộc chiến diễn ra giữa sa mạc và thiết bị định vị vào thời điểm này rất thô sơ, chưa có độ chính xác cao. Đó là chưa kể tới việc, cát bụi xa mạc sẽ khiến việc định hướng trở nên khó khăn hơn bao giờ hết và tầm nhìn của binh lính cũng không được tốt. Tóm lại, quân đội Mỹ thiếu hoàn toàn kinh nghiệm tác chiến ở khu vực sa mạc trong Chiến tranh Vùng Vịnh lần I.
Cuộc chạm trán đầu tiên là của Đại đội Fox, trong cuộc chạm trán này phía Mỹ đã tiêu diệt được vài thiết giáp nhẹ của đối phương mà không chịu bất cứ thiệt hại gì. Trong vòng hai ngày tiếp theo, các phương tiện trinh sát của Iraq chạm trán với đại đội này nhưng sau đó ngay lập tức rút lui, vị trí chính xác của lực lượng tăng thiết giáp Iraq vẫn là ẩn số với Mỹ.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (1)-Hinh-2
 Sức mạnh thiết giáp được Mỹ và Anh huy động tới chiến trường Kuwait năm 1991. Ảnh: Fox News.
Ngày 26/2 hàng dài xe tăng Mỹ rơi vào ổ phục kích của Iraq. Phía Iraq đã cực kỳ khôn ngoan khi đón lõng các xe tăng Mỹ khi các xe tăng này đang xuống đồi. Khi này, do độ đốc của đồi khá lớn, phần lớn các xe tăng Mỹ sẽ… phơi nóc xe ra trước mũi pháo của xe tăng Iraq. Cần phải nói thêm, phần nóc xe tăng luôn là nơi có giáp mỏng nhất trong thiết kế của mọi loại xe tăng. Trong khi đó, ở phía bên kia lực lượng xe tăng Iraq được chuẩn bị trận địa khá tốt, các xe tăng đều được nguỵ trang và đào hố.
Ngay khi phát hiện ra mình đã rơi vào ổ phục kích của Iraq, các xe tăng Mỹ đồng loạt nổ súng không hề do dự. Phía Mỹ cũng biết rằng, dù bên Iraq chưa nổ súng nhưng các xe tăng Mỹ chắc chắn đang nằm trong tầm nguy hiểm của pháo xe tăng Iraq.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (1)-Hinh-3
 Xe tăng T-62 của Quân đội Iraq bị bắn nổ khoang đạn, tung tháp pháo. Ảnh: Museum.
Một trong những điều đáng buồn nhất với quân đội Iraq đó là dù họ có vị trí tuyệt đẹp, tuy nhiên do phần lớn phương tiện trinh sát đều đã bị Mỹ tiêu diệt trước đó, số còn lại đều bỏ chạy thay vì quay lại trận địa nên phía Iraq dù đang đi phục kích đối phương cũng… bất ngờ không kém gì phía Mỹ khi thấy các xe tăng Mỹ lù lù xuất hiện. Chính sự bất ngờ này đã khiến phía Iraq mất đi lợi thế bất ngờ và thời cơ ngàn năm có một để áp đảo đối phương ngay từ đầu.
Các xe tăng Mỹ sau khi khai hoả loạt đạn đầu tiên là đạn HEAT đều đồng loạt đổi sang đạn Uranium nghèo để tăng khả năng tiêu diệt đối phương. Xe tăng chỉ huy của lực lượng Mỹ được điều khiển bởi trưởng xa Mc Master tiêu diệt hai xe tăng Iraq sau hai phát bắn, tuy nhiên khi họ đang chuẩn bị tiêu diệt mục tiêu thứ ba thì lái xe của chiếc xe tăng này nhận ra rằng họ đang di chuyển vào một bãi mìn và phải cơ động để né tránh.
Giai ma tran dau xe tang cuoi cung cua the ky 20 (1)-Hinh-4
 Các xe tăng Type 69 của Iraq sau khi phải đối đầu với liên quân Anh - Mỹ đều chịu kết cục thảm khốc do đã quá lỗi thời. Ảnh: Barkley.
Trung đội tăng Eagle của Quân đội Mỹ ngay lập tức có mặt để cứu viện, tổng cộng lúc này phía Mỹ có 9 xe tăng trong khi đó đối đầu với họ là một số lượng lớn xe tăng chủ lực T-72 và xe thiết giáp của Iraq. Mặc dù vậy, chỉ huy lực lượng xe tăng Mỹ phải thừa nhận, ngoài một vài khoảnh khắc bất ngờ ban đầu, họ hoàn toàn áp đảo thế trận và tiêu diệt được rất nhiều xe thiết giáp BMP, cắt một lỗ rộng tới 5km dọc phòng tuyến của đối phương.
(còn nữa)

Mời độc giả xem Video: Khủng khiếp quy mô của trận chiến 73 Easting diễn ra năm 1991.


Tuấn Anh