Nguồn tin này cho biết, phi đội MiG-31 đã buộc phải hạ cánh khẩn. Hiện vẫn chưa có thông tin chính xác về nguyên nhân nhưng nguồn tin quân sự tại địa phương cho biết, sĩ quan của Lực lượng Không gian Vũ trụ Nga đã yêu cầu công ty Komiaviatrans cung cấp nhiên liệu cho những chiếc MiG-31 này.
Theo xác nhận của Tổng giám đốc Komiaviatrans, ông Alexander Ponomarev, những máy bay này hiện vẫn đang ở sân bay Usinsk và khi thời tiết thuận lợi hơn sẽ được cho cất cánh tiếp tục hoàn thành nốt nhiệm vụ.
Được biết, trước khi 4 chiếc MiG-31 phải hạ cánh khẩn, ngày 19/9, một chiếc tiêm kích đánh chặn MiG-31 đã gặp nạn và rơi ở vùng Nizhny Novgorod (miền Trung nước Nga). Chiếc MiG-31 gặp nạn không lâu sau khi cất cánh và rơi ở vùng rừng núi Nizhny Novgorod (miền Trung nước Nga), cách căn cứ không quân 17km.
|
Bốn chiếc MiG-31 sau khi hạ cánh khẩn. |
Trước khi rơi, một bộ phận của máy bay được cho là đã phát hỏa. Máy bay phát nổ khi lao xuống đất và bốc cháy dữ dội. Cả hai phi công – một người hướng dẫn và một học viên – kịp thời bung dù thoát ra ngoài và hiện đã được đưa đến nơi an toàn. Bộ Quốc phòng Nga cho biết vụ tai nạn xảy ra có thể do sự cố kĩ thuật.
Điều đặc biệt là theo nguồn tin quân sự Nga, chiếc MiG-31 bị rơi vừa hoàn thành gói nâng cấp với nhiều trang bị mới. Nếu thông tin này được xác nhận thì điều đó đồng nghĩa với việc đây là vụ MiG-31 rơi thứ 2 trong vòng 4 tháng qua.
Tất cả đều mới hoàn thành gói nâng cấp mới với trang bị radar Zaslon-M. Điểm làm nên sức mạnh của radar này là có tầm giám sát lên tới trên 400km, theo dõi 24 mục tiêu và tiêu diệt 6 trong số đó cùng lúc. Với khả năng của Zaslon M, tiêm kích MiG-31BM có tầm giám sát gấp đôi radar trên tiêm kích tàng hình thế hệ 5 F-22 của Không quân Mỹ.
Theo Đan Nguyên/Báo Đất Việt