Làm chủ “Hổ mang chúa” SU-30MK2

Google News

Để làm chủ những chiếc máy bay chiến đấu SU-30MK2, cán bộ chiến sĩ Trung đoàn Không quân 927 (Sư đoàn 371, Quân chủng Phòng không-Không quân) đang tích cực hiện đại hóa công tác huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu.

SU-30MK2 là tiêm kích đa năng hạng nặng do Tập đoàn SUKHOI của Nga sản xuất, nâng cấp lên từ tiêm kích SU-27, định danh theo NATO là “Flanker-C”. Hiện nay đã có nhiều quốc gia trang bị cho quân đội loại máy bay này, trong đó có thể kể đến Việt Nam, Venezuela, Indonesia...
Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2
SU-30MK2 là tiêm kích đa năng chủ lực của Không quân nhân dân Việt Nam trong bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ quốc gia. 

Về tổng quan SU-30 MK2 là một hệ thống vũ khí tiến công xung kích đường không nhiều mục đích, được phát triển trên cơ sở các biến thể của máy bay tiêm kích Su-27, gồm các tổ hợp vũ khí có điều khiển chính xác và khí tài chiến đấu nhiều tính năng dùng để thực hiện nhiều loại hình nhiệm vụ chiến đấu khác nhau của lực lượng không quân chiến thuật.

Máy bay SU-30MK2 của Không quân nhân dân Việt Nam là một phiên bản đặc biệt với những cải tiến phụ cho phù hợp với nhu cầu tác chiến trên biển nhiệt đới.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-2
Các phi công nhận bàn giao máy bay từ tổ kỹ thuật trước ban bay.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-3
 Cùng nhân viên kỹ thuật, các phi công vẫn sẽ kiểm tra tổng thể máy bay một lần nữa trước khi cất cánh làm nhiệm vụ. Là một khí tài hiện đại bậc nhất của Quân đội nhân dân Việt Nam, công tác bảo đảm kỹ thuật của SU-30MK2 được thực hiện rất nghiêm ngặt.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-4
 Các phi công được bộ phận kỹ thuật chuẩn bị các thiết bị cần thiết như hệ thống liên lạc, mặt nạ thở... Buồng lái của SU-30MK2 được trang bị hệ thống điện tử hiện đại bậc nhất hiện nay cho phép phi hành đoàn có thể thực hiện một loạt nhiệm vụ khác nhau trong một chuyến bay.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-5
 Trước mỗi chuyến bay, bộ phận kỹ thuật sẽ tiến hành kiểm tra kỹ lưỡng toàn bộ máy bay, xác nhận máy bay đã đảm bảo mọi yếu tố để cất cánh. Để kiểm tra một tiêm kích hạng nặng như SU-30MK2, bộ phận kỹ thuật được chia làm nhiều nhóm với nhiệm vụ khác nhau.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-6
 Mỗi chiếc SU-30MK2 được trang bị hai động cơ AL-31FP có lực đẩy lên đến 12 tấn. Điểm đặc biệt là loại động cơ này có khả năng điều chỉnh luồng phụt giúp máy bay cơ động hơn trong các tình huống.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-7
SU-30MK2 có thể đạt vận tốc Mach 2, tương đương tốc độ 1.350 km/h tại độ cao thấp và vận tốc leo cao là 230 m/s. Đây là một trong những máy bay chiến đấu thế hệ thứ 4 có khả năng cơ động và tính năng kỹ chiến thuật tốt nhất thế giới hiện nay.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-8
Để giảm tốc khi hạ cánh tại đường băng, SU-30MK2 sử dụng dù hãm, dù này sẽ được cắt tự động ở cuối đường băng và được thu hồi để tái sử dụng.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-9
 SU-30 MK2 được trang bị rada hiện đại, có khả năng phát hiện và theo dõi mục tiêu mạnh, lên đến 15 mục tiêu trên không, trong khi có thể đồng thời tấn công 4 mục tiêu trong số đó. Máy bay có thể mang thông thường 5.270 kg nhiên liệu trong các thùng chứa (không tính nhiên liệu trong các thùng chứa phụ), có khả năng thực hiện liên tục nhiệm vụ khoảng 4,5 giờ trong phạm vi 3.000 km.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-10
 Lực lượng làm nhiệm vụ chuẩn bị trước khi Su-30MK2 cất cánh gồm: Kỹ thuật hàng không; hậu cần (xe ô tô, xe điện khí, xe điều hòa,…); Kỹ thuật thông tin; kỹ thuật radar;… Khi các đơn vị này kiểm tra xong, báo cáo chỉ huy mọi thứ đảm bảo thì Su-30MK2 mới được thực hiện nhiệm vụ.

Lam chu “Ho mang chua” SU-30MK2-Hinh-11
 Phi công chiến đấu của Không quân nhân dân Việt Nam được ví như "tài sản quốc gia"; quá trình tìm, tuyển và huấn luyện phi công chiến đấu được ví như "đãi cát tìm vàng" chỉ vài người được chọn trong cả nghìn người.

Theo Bình Sơn/CAND