Lính Nga dọn dẹp 3.470 hecta ở Donbass

Google News

Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, quân đội nước này đã dò mìn dọn sạch 3.470 hecta ở khu vực Donbass.

Hãng thông tấn TASS của Nga cho biết, các lực lượng đặc biệt và công binh nước này đã dọn sạch 3.470 hecta đất ở khu vực Donetsk và Lugansk. Tại đây, công binh Nga đã dọn sạch toàn bộ các loại mìn và đạn pháo, lựu đạn chưa nổ còn xót lại sau cuộc xung đột kéo dài suốt 8 năm qua.
Người đứng đầu trung tâm Quản lý Quốc phòng Nga, ông Mikhail Mizintsev trả lời phỏng vấn hôm thứ ba vừa rồi cho biết, nhiệm vụ dọn sạch bom mìn còn xót lại sau cuộc xung đột, được cho là một trong những nhiệm vụ quan trọng của quân đội Nga và là một phần trong các nhiệm vụ nhân đạo mà Nga thực hiện ở Ukraine.
Linh Nga don dep 3.470 hecta o Donbass
 Lực lượng rà phá bom mìn của Nga.
Theo nguyên tắc, các loại mìn được cài lại trong cuộc chiến sẽ phải được các bên đánh dấu lên bản đồ, để tiến hành dọn dẹp sau khi xung đột kết thúc. Tuy nhiên với cuộc xung đột có tốc độ và cường độ cao như ở Ukraine, việc đánh dấu và dọn dẹp bom mìn sau khi xung đột kết thúc là điều khá khó khăn.
Phía Nga cho biết, trong số 3.47 hecta đã được lực lượng này dọn dẹp sạch, có 35 tòa nhà, 13 nhà máy, hai cây cầu và 9,6 km đường nhựa. Sau khi tiến hành dọn dẹp, các lực lượng đặc nhiệm và công binh Nga, đã thu được hơn 28.000 vật liệu nổ các loại.
Các loại vật liệu nổ này, sẽ được thu hồi và đưa tới khu vực an toàn để kích nổ nhằm đảm bảo an toàn cho người dân địa phương.
Trong lịch sử, các cuộc xung đột hay chiến tranh ở quy mô lớn và cường độ cao, thường để xót lại bom mìn chưa nổ tới hàng chục năm sau. Điển hình như trong Kháng chiến Chống Mỹ cứu nước, lượng bom mìn được Mỹ rải xuống đường Trường Sơn cao gấp nhiều lần số lượng bom Mỹ sử dụng trong Chiến tranh Thế giới thứ hai, và một lượng lớn vẫn còn nằm lại cho tới tận ngày nay - nghĩa là gần nửa thế kỷ sau khi cuộc chiến kết thúc.
Linh Nga don dep 3.470 hecta o Donbass-Hinh-2
 Bom mìn chưa nổ từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất tới nay vẫn tồn tại và sẵn sàng phát nổ bất cứ lúc nào.
Hay như ở châu Âu, nhiều khu rừng tới nay vẫn cấm người dân qua lại, do bom mìn còn xót lại từ Chiến tranh Thế giới thứ nhất - một cuộc chiến đã kết thúc từ cách đây hàng trăm năm.
Trần Trân