Động thái này cũng nhấn mạnh sự phụ thuộc của Nga vào Iran về vũ khí và linh kiện chính xác.
Các báo cáo của ISW cho thấy, Điện Kremlin có ý định chuyển tên lửa và các thiết bị quân sự khác cho Houthis ở Yemen, nhưng kế hoạch này đã bị dừng lại sau các cuộc can thiệp ngoại giao.
"Kế hoạch được Nga đưa tin nhấn mạnh mối quan hệ đối tác quân sự ngày càng phát triển với Iran và cho thấy Nga có thể muốn tận dụng lực lượng ủy nhiệm của Iran để gián tiếp đối đầu với phương Tây và định hình quá trình ra quyết định của phương Tây", báo cáo của ISW cho biết.
]CNN đưa tin, trích dẫn các quan chức Mỹ và các nguồn tin khác nắm rõ vấn đề, rằng Nga đã chuẩn bị chuyển giao tên lửa và các thiết bị quân sự khác cho Houthis vào cuối tháng 7/2024. Tuy nhiên, kế hoạch đã bị hủy bỏ sau áp lực ngoại giao từ Mỹ và Ả Rập Xê Út.
Các quan chức Mỹ đã bày tỏ sự không chắc chắn về việc liệu sự phản đối của Saudi có phải là yếu tố quyết định trong việc hủy bỏ kế hoạch chuyển giao hay không.
Các nguồn tin của CNN tiết lộ rằng ít nhất 3 sĩ quan quân đội Nga đã đến thăm Yemen vào cuối tháng 7/2024, có thể là để cố vấn cho lực lượng Houthi và hỗ trợ họ trong các cuộc tập trận bắn đạn thật, sau đó đã bị Houthi hủy bỏ.
Các quan chức Mỹ báo cáo rằng động thái cung cấp vũ khí và cố vấn cho lực lượng Houthi của Nga được coi là phản ứng trước việc Mỹ dỡ bỏ một số hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ Nga.
Báo cáo nhắc lại rằng vào ngày 6/6, ông Putin đã đề cập đến ý định của Nga trong việc trang bị cho một số bên khả năng tấn công tầm xa vào phương Tây như một "phản ứng tương xứng" đối với việc dỡ bỏ các hạn chế này.
Các nhà phân tích tin rằng chiến lược của Nga nhằm hỗ trợ Houthi đối đầu gián tiếp với phương Tây và leo thang căng thẳng phù hợp với một số chiến thuật chiến tranh hỗn hợp và thông tin sai lệch của Nga nhằm gây sức ép buộc phương Tây xem xét lại việc hỗ trợ Ukraine do lo ngại sẽ tiếp tục đối đầu với Nga.
"Việc ông Putin sẵn sàng xem xét hỗ trợ Houthi khi họ tấn công Israel và tuyến vận chuyển quốc tế là một phần trong nỗ lực tăng cường hợp tác quân sự Nga-Iran và sự phụ thuộc ngày càng tăng của Nga vào Iran về vũ khí và linh kiện có độ chính xác cao", ISW nhấn mạnh.
Mối quan hệ đối tác ngày càng sâu sắc giữa Nga và Iran có thể sẽ khuyến khích Nga cân nhắc hỗ trợ các lực lượng ủy nhiệm khác của Iran và tận dụng các nhóm này trong các nỗ lực gián tiếp khác nhằm đe dọa phương Tây bằng cách leo thang căng thẳng.
Việc Nga ngày càng sẵn sàng sử dụng Iran và các lực lượng ủy nhiệm của nước này để gián tiếp đối đầu với phương Tây sẽ phá vỡ các nỗ lực của Nga nhằm mô tả chính sách đối ngoại của Nga ở Trung Đông là cân bằng và có thể làm phức tạp thêm mối quan hệ của Nga với các quốc gia lo ngại về sự hợp tác giữa Nga và Iran.
Theo PV/Dân Việt