Một năm sau các vụ tấn công nhắm vào các thành phố của Azerbaijan

Google News

Một năm đã trôi qua kể từ khi giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan leo thang vào ngày 27/9/2020 và tiếp diễn đến ngày 10/11, cho tới khi tuyên bố ba bên với sự trung gian của Nga, được ký kết để chấm dứt các hành động quân sự.

Một năm đã trôi qua kể từ khi giao tranh giữa Armenia và Azerbaijan leo thang vào ngày 27/9/2020 và tiếp diễn cho đến ngày 10/11, khi các nhà lãnh đạo của Azerbaijan, Nga và Armenia ký Tuyên bố ba bên chấm dứt các hành động quân sự.
Trong 44 ngày của cuộc chiến Karabakh lần thứ hai, các lực lượng vũ trang Armenia đã buộc phải rút quân trong chiến dịch phản công của Azerbaijan. Các chiến dịch quân sự của Baku, được tổ chức để đáp trả các hành động khiêu khích quân sự mới nhất của Armenia, nhằm vào dân thường và các mục tiêu dân sự ở các thành phố thuộc Azerbaijan, nằm bên ngoài khu vực đang có các hành động thù địch, vi phạm luật nhân đạo quốc tế, dẫn đến thương vong của dân thường.
Vào đêm ngày 11/10/2020, Ganja, thành phố lớn thứ hai ở Azerbaijan và nằm ngoài vùng chiến sự, đã bị tấn công bởi tên lửa Tochka-U của lực lượng vũ trang Armenia. Vụ tấn công khiến 7 dân thường thiệt mạng và 39 người khác bị thương, bao gồm cả trẻ vị thành niên.
Mot nam sau cac vu tan cong nham vao cac thanh pho cua Azerbaijan
 Bom chùm bị cấm sử dụng trong khu vực đông dân cư, xuất hiện trong vụ tấn công nhắm vào thành phố Barda. Nguồn ảnh: ĐSQ Azerbaijan.
Tới đêm ngày 17/10, khoảng 1 giờ sáng, ngay sau khi hiệp định đình chiến nhân đạo thứ hai có hiệu lực, các lực lượng vũ trang của Armenia một lần nữa tấn công thành phố Ganja của Azerbaijan bằng tên lửa đạn đạo khiến 16 dân thường, trong đó có 4 trẻ em thiệt mạng, hơn 40 người bị thương.
Tiếp đó, vào ngày 28/10, Armenia đã thực hiện một đòn đánh khủng khiếp khác nhắm vào thường dân ở Azerbaijan. Vào khoảng 1 giờ chiều theo giờ địa phương, Armenia đã phóng rocket 300mm "Smerch" chứa đạn chùm bị cấm vào các khu vực đông dân cư của thành phố Barda (cách biên giới Armenia khoảng 100 km và cách khu vực xung đột 30 km), bao gồm cả trung tâm thương mại và các khu vực xung quanh. Tính đến thời điểm hiện tại, Văn phòng Chánh Công tố xác nhận có 21 dân thường thiệt mạng và hơn 70 người bị thương, nhiều cơ sở hạ tầng dân sự và phương tiện bị hư hỏng nặng.
Mot nam sau cac vu tan cong nham vao cac thanh pho cua Azerbaijan-Hinh-2
Đống đổ nát tại làng Qashalti sau nhiều vụ tấn công liên tiếp hồi đầu tháng 10/2020.
Vụ tấn công vào các khu dân cư của thành phố Barda là vụ tấn công có chủ đích thứ hai trong vòng 20 giờ, có sử dụng các loại vũ khí cấm. Trước đó, vào ngày 27/10, Armenia cũng cách sử dụng cùng loại vũ khí là làm thiệt mạng 4 dân thường và làm bị thương 13 dân thường. Tổng cộng, thương vong dân sự ở khu vực Barda trong vòng 20 giờ được báo cáo là 108 người với 25 người chết và 83 người bị thương (tính đến thời điểm hiện tại, danh sách thương vong vẫn đang được làm rõ).
Các tổ chức Phi chính phủ, bao gồm Tổ chức Theo dõi Nhân quyền và Tổ chức Ân xá Quốc tế đã xác nhận việc Armenia chủ đích sử dụng vũ khí bị cấm nhắm vào thường dân Azerbaijan ở Ganja và Barda.
Mot nam sau cac vu tan cong nham vao cac thanh pho cua Azerbaijan-Hinh-3
 Thành phố Ganja trở thành đống hoang tàn. Ảnh chụp vào trung tuần tháng 10/2020. Nguồn ảnh: ĐSQ Azerbaijan.
Trong cuộc điều tra tại hiện trường ở Azerbaijan được tổ chức vào tháng 11, Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã ghi lại rất nhiều bằng chứng về việc lực lượng Armenia đã bắn tên lửa đạn đạo, rocket không dẫn đường, đạn pháo cỡ lớn vào các khu vực đông dân cư cách xa khu vực xung đột và không có mục tiêu quân sự rõ ràng.
Tổ chức Theo dõi Nhân quyền đã điều tra các cuộc tấn công bằng tên lửa, rocket và pháo của lực lượng Armenia nhằm vào các thành phố, thị trấn và làng mạc ở Aghdam, Barda, Fizuli, Ganja, Goranboy, Naftalan và Tartar ở Azerbaijan. Báo cáo này xem xét 18 cuộc tấn công trong số này, khiến hàng chục dân thường thiệt mạng và nhiều người khác bị thương,. KẾt luận điều tra dựa trên các cuộc phỏng vấn trực tiếp với 53 nhân chứng trong các vụ tấn công và 12 cuộc phỏng vấn qua điện thoại, báo cáo tin tức, dữ liệu của chính phủ.
Ông Hugh Williamson, Giám đốc Châu Âu và Trung Á tại Tổ chức Theo dõi Nhân quyền cho biết: “Các lực lượng Armenia liên tục phóng tên lửa, rocket không dẫn đường và pháo hạng nặng vào các thành phố và làng mạc đông dân cư vi phạm luật chiến tranh”. Ông Williamson cho biết: “Cứ lặp đi lặp lại trong suốt cuộc chiến kéo dài 6 tuần, những cuộc tấn công này đã hủy hoại bất hợp pháp cuộc sống và nhà cửa của dân thường và cần phải được điều tra một cách công bằng. Các lực lượng Armenia sử dụng những vũ khí có sức hủy diệt lớn, không chính xác nhắm vào các thành phố, thị trấn và làng mạc của Azerbaijan”.
Cơ quan Quốc gia về Hành động Bom mìn (ANAMA) của chính phủ Azerbaijan phát hiện ra rằng rocket không dẫn đường Smerch và tên lửa đạn đạo Scud-B đã được sử dụng trong các cuộc tấn công vào Ganja từ ngày 4 đến ngày 17/10. Tên lửa Scud-B có thể mang đầu đạn nặng 985 kg, có thể bắn trượt mục tiêu đã định ít nhất 500 mét, có nguy cơ gây tổn hại nghiêm trọng tới các mục tiêu dân sự trong khu vực ảnh hưởng.
Mot nam sau cac vu tan cong nham vao cac thanh pho cua Azerbaijan-Hinh-4
 Rockets bắn vào thành phố Ganja và các mục tiêu dân sự khác, tháng 10/2020. Nguồn ảnh: ĐSQ Azerbaijan.
Ngoài việc gây ra thương vong cho dân thường, các cuộc tấn công của Armenia đã làm hư hại nhà cửa, cơ sở kinh doanh, trường học và cơ sở y tế, khiến hàng loạt người dân phải di dời chỗ ở. Theo Văn phòng Chánh Công tố Azerbaijan, 100 dân thường đã thiệt mạng và 414 người bị thương trong cuộc xung đột vũ trang, hơn 3.000 ngôi nhà và 100 tòa nhà chung cư bị phá hủy hoặc hư hại.
Sự xâm lược và chiếm đóng bất hợp pháp của Armenia đã gây ra thiệt hại không thể khắc phục được đối với di sản văn hóa của Azerbaijan, bao gồm các di tích tầm cỡ thế giới và quốc gia, nhà thờ Hồi giáo, đền thờ, lăng mộ, bảo tàng, phòng trưng bày nghệ thuật, địa điểm khai quật khảo cổ học, thư viện và các bản thảo quý hiếm.
Đồng thời, Armenia cố tình và liên tục gài mìn trên lãnh thổ Azerbaijan, vi phạm Công ước Geneva năm 1949, do đó trở thành mối đe dọa lớn đối với hòa bình, an ninh và hợp tác trong khu vực.
Phía Azerbaijan cho biết, Văn phòng Chánh Công tố Azerbaijan đã đệ đơn kiện về những tội ác của giới lãnh đạo chính trị và quân sự cùng binh sỹ tham chiến trong cuộc chiến 44 ngày của Armenia. Đơn kiện đã được Toà án Công lý Quốc tế chấp thuận và sẽ được xem xét vào ngày 18/10/2021.
PV