Mỹ viện trợ bom chùm cho Ukraine, Nga sẵn sàng đáp trả

Google News

Mỹ viện trợ bom chùm cho Ukraine là chủ đề nóng trong những ngày qua; đáp lại vấn đề này Bộ trưởng Quốc phòng Nga tuyên bố: Chúng tôi có nhiều vũ khí này. Trong khi đó, Pháp “đổ thêm dầu vào lửa” ở thời khắc quan trọng.

My vien tro bom chum cho Ukraine, Nga san sang dap tra
Một quả "bom mẹ" mang đạn chùm. Nguồn Wikipedia 

Mỹ tuyên bô viện trợ bom, đạn chùm cho Ukraine; Nga đáp lại: Chúng tôi có nhiều hơn

Theo CNN, Mỹ gần đây đã tuyên bố tiếp tục hỗ trợ quân sự cho Ukraine bằng vũ khí; trong đó đáng chú ý là bom, đạn chùm; đây là vũ khí bị cấm ở hơn 120 quốc gia. Điều này là do bom, đạn chùm bên trong chứa những quả đạn con, có tỷ lệ không nổ cao; có thể gây nguy hiểm về lâu dài cho dân thường.

Tuy nhiên Mỹ, Nga và cả Ukraine đều không ký công ước về cấm sử dụng bom, đạn chùm.

Liên quan đến việc Mỹ viện trợ cho Ukraine bom, đạn chùm, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã công bố lý do cụ thể.

Tổng thống Joe Biden nói rằng, Mỹ viện trợ bom chùm cho Ukraine vì tình trạng thiếu đạn dược thông thường của Mỹ. Để giúp Ukraine giành lợi thế trên chiến trường, Nhà Trắng đã lắng nghe lời khuyên của Bộ Quốc phòng Mỹ và đồng ý cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine.

My vien tro bom chum cho Ukraine, Nga san sang dap tra-Hinh-2
Tổng thống Biden phát biểu trước Hạ viện Mỹ. Nguồn CNN 

Sau khi Tổng thống Biden "bất đắc dĩ" vạch trần tình trạng thiếu đạn dược của quân đội Mỹ, các quan chức Nhà Trắng ngay lập tức “giải trình” rằng, Mỹ đã cung cấp cho Ukraine một lượng lớn đạn dược, nhưng kho đạn dược của chính quân đội Mỹ vẫn bảo đảm, nếu có tình huống xảy ra.

Trong khi đó, đài RT của Nga cho biết, Moskva đã đáp trả tuyên bố cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine của Mỹ. Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu đe dọa rằng, Nga sẽ đáp trả bằng vũ khí tương tự, nhưng có sức mạnh lớn hơn.

Bộ trưởng Shoigu nói rằng, nếu Mỹ cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine, Nga sẽ buộc phải sử dụng vũ khí tương tự để tấn công quân đội Ukraine.

Ông Shoigu nhấn mạnh rằng, Nga không sử dụng bom, đạn chùm trong cuộc xung đột Nga-Ukraine, nhưng cho biết, Nga có nhiều vũ khí loại này hơn cả Mỹ và Ukraine cộng lại và chúng hiệu quả hơn vũ khí tương tự của Mỹ.

Nga, Mỹ và Ukraine đã không ký Công ước cấm sử dụng bom, đạn chùm; vì vậy, cả ba nước đều có thể sử dụng bom, đạn chùm. Mỹ tuyên bố cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine, trong đó nêu rõ mục đích của Mỹ là muốn lợi dụng mâu thuẫn giữa Nga và Ukraine, để giành thắng lợi hoàn toàn trước Nga.

Vì lý do này, vũ khí và đạn dược do quân đội Mỹ viện trợ không còn bị ràng buộc và Mỹ không còn quan tâm đến những “rảo cản về đạo đức”.

My vien tro bom chum cho Ukraine, Nga san sang dap tra-Hinh-3
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Shoigu: Chúng tôi có nhiều bom chùm hơn. Nguồn Topwar 

Bom, đạn chùm có giúp Ukraine xoay chuyển cục diện chiến trường?

Tờ Sina của Trung Quốc nhận định, Ukraine không thể giành được nhiều lợi thế trước Nga bằng cách dựa vào bom, đạn chùm; và về cơ bản, không có nhiều chuyển biến đối với cục diện cuộc chiến.

Trong thời gian qua, dưới sự tấn công của Nga, tên lửa, pháo binh và máy bay của Ukraine, những phương tiện có thể mang, phóng bom đạn chùm đã bị Nga phá hủy, có thể nói Ukraine đã bị tổn thất nghiêm trọng về vũ khí.

Ukraine muốn tích trữ bom, đạn chùm để gây ra sự hủy diệt quy mô lớn cho quân đội Nga trên tiền tuyến, nhưng bản thân bom, đạn chùm có những nhược điểm; nhìn chung bom chùm chỉ có thể gây sát thương cục bộ, sức công phá thấp. Do vậy, nếu Ukraine muốn dùng bom, đạn chùm để đánh trả, rõ ràng đây không phải là lựa chọn sáng suốt.

My vien tro bom chum cho Ukraine, Nga san sang dap tra-Hinh-4
 Máy bay tiêm kích bom Su-24 của Không quân Ukraine. Nguồn Wikipedia

Thứ hai, Ukraine sẽ thiếu máy bay để thả bom chùm. Một mặt, kể từ khi xảy ra xung đột giữa Nga và Ukraine, vấn đề kinh tế luôn là vấn đề nan giải nhất đối với Ukraine.

Do kinh tế thiếu hụt, nên số lượng máy bay chiến đấu và phi công chuyên nghiệp khó được bổ sung kịp thời và không thể có ngay được.

Mặt khác, lực lượng không quân của Nga mạnh hơn của Ukraine, nên máy bay chiến đấu của quân đội Ukraine thiếu sự bảo vệ phòng không đầy đủ; do vậy dễ bị Nga tiêu diệt, dẫn đến tình hình chiến đấu của Ukraine rất khó tạo đột phá.

Nếu quân đội Ukraine có được bom chùm, thì tác dụng thực sự của nó vẫn là một dấu hỏi?

Cuối cùng, bom, đạn chùm trong kho của Nga nhiều hơn gấp 10 lần và số lượng nhiều hơn của NATO và Mỹ cộng lại. Nếu Ukraine thực sự dùng bom chùm tấn công Nga, thì Ukraine sẽ chịu tổn thất nặng nề hơn.

Một khi ý tưởng dùng bom, đạn chùm tấn công Nga của Ukraine được xác nhận, Nga cũng sẽ ngay lập tức dùng loại vũ khí này để chống lại Ukraine. Lúc đó sẽ càng bất lợi hơn cho cuộc phản công của Ukraine, vì lực lượng Ukraine đang phải chịu thế bất lợi, khi chiến đấu ngoài công sự.

My vien tro bom chum cho Ukraine, Nga san sang dap tra-Hinh-5
 Pháo phản lực phóng loạt hạng nặng BM-30 của Quân đội Nga sử dụng đầu đạn chùm. Nguồn Topwar

Tiếp đến hành động “đổ thêm dầu vào lửa” của Pháp

Khi Mỹ tuyên bố cung cấp bom, đạn chùm cho Ukraine, Pháp cũng bắt đầu “đổ thêm dầu vào lửa”, khi vào ngày 11/7, Bộ Ngoại giao Pháp thông báo lần đầu chuyển giao 50 tên lửa hành trình SCALP cho Ukraine.

Tên lửa SCALP là loại tên lửa tàng hình do Tập đoàn tên lửa châu Âu (MBDA) phát triển và sản xuất, được cả Pháp và Anh trang bị (của Anh có tên gọi Storm Shadow).

Việc sử dụng tên lửa hành trình SCALP đã mang lại cho Ukraine khả năng tiến hành các cuộc tấn công sâu vào phía sau của Quân đội Nga.

My vien tro bom chum cho Ukraine, Nga san sang dap tra-Hinh-6
Tên lửa hành trình SCALP. Nguồn AP

Do được thiết kế tàng hình và bay ở độ cao thấp, nên tên lửa hành trình SCALP (Storm Shadow) là mối đe dọa lớn; và hệ thống cảnh báo phòng không Nga rất khó phát hiện ra loại tên lửa tàng hình này. Tầm bắn của SCALP cũng rất lớn, tới 250 km.

Do có tầm bắn đủ để quân đội Ukraine tấn công 4 khu vực ở miền Đông Ukraine (trong đó có cả bán đảo Crimea), Bộ Ngoại giao Pháp nhấn mạnh, Ukraine chỉ được phép sử dụng tên lửa hành trình SCALP ở Ukraine và không được sử dụng vũ khí này tấn công các mục tiêu ở trong lãnh thổ Nga.

Tiến Minh (theo CNN, RT)