Trong bài viết mới đây của mình hãng tin Sputnik cho biết, Warsaw đang nỗ lực tác động để Mỹ đặt căn cứ ở Ba Lan càng sớm càng tốt. Cái mốc được Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan đưa ra cho nước này là vào mùa xuân năm 2019.
Bộ trưởng Ngoại giao Ba Lan Jacek Czaputovicz trả lời phỏng vấn hôm chủ nhật vừa rồi trên truyền hình quốc gia Ba Lan cho biết, binh lĩnh Mỹ hiện đã có mặt sẵn tại quốc gia này, tuy nhiên các cơ sở vật chất cho một căn cứ quân sự vẫn chưa hoàn thiện. Dự kiến phía Mỹ sẽ cải tạo các căn cứ quân sự cũ của Ba Lan thành căn cứ quân sự của riêng mình.
|
Quân đội Mỹ đã có mặt sẵn tại Ba Lan. Ảnh: Sputnik.
|
Vị trí Mỹ đặt căn cứ quân sự tại Ba Lan vẫn chưa được làm rõ, vị trí này cũng phụ thuộc vào sự quyết định của Quốc hội Mỹ dựa trên ý kiến của Lầu Năm Góc.
Trước đó, Tổng thống Mỹ Donald Trump trong buổi gặp mặt với người đồng cấp phía Ba Lan hồi tháng 9 vừa rồi đã cho biết Mỹ đang cân nhắc tới việc đặt căn cứ quân sự ở Ba Lan. Tổng thống Trump cũng tiết lộ rằng Ba Lan hứa sẽ chi trả hơn 2 tỷ USD để hỗ trợ Mỹ trong việc xây dựng căn cứ quân sự ở nước này.
Một hành động được giới truyền thông thế giới coi là cách Nga đáp trả lại Mỹ việc đặt căn cứ quân sự ở Ba Lan đó là Moscow vừa lắp đặt hệ thống trung tâm dữ liệu quân sự tại Venezuela. Hệ thống dữ liệu này cho phép quân đội Venezuela theo dõi theo thời gian thực về tuổi thọ của những thiết bị quân sự của Nga sản xuất hiện đang có trong biên chế quân đội nước này.
|
Dàn vũ khí và trang thiết bị Nga đang được Venezuela sử dụng. Ảnh: Sputnik.
|
Đây có thể coi là một bước đệm trong việc Nga đặt căn cứ quân sự đầu tiên ở Venezuela. Với tình hình kinh tế khó khăn của Venezuela hiện tại
nước này khó có thể trả được các khoản vay từ nước ngoài trong đó có cả của Nga, và Moscow có thể lợi dụng điều này để duy trì sự hiện diện quân sự ở Nam Mỹ.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô cũng đã từng quyết định kéo tên lửa tới Cuba với tầm bắn vươn tới lãnh thổ Mỹ để đáp trả lại cho hành động Washington đặt hệ thống tên lửa tại Thổ Nhĩ Kỳ.
Tất nhiên là những màn đáp trả giữa hai bên lần này không "căng" tới nỗi có thể làm bùng nổ Chiến tranh Thế giới thứ ba như trong Chiến tranh Lạnh, nhưng rõ ràng Moscow vẫn đang nắm trong tay rất nhiều điểm yếu của Mỹ và có thể tung đòn phản công bất cứ lúc nào khi cần.
Mời độc giả xem Video: Kỵ binh Ba Lan - lực lượng từng làm mưa làm gió khắp châu Âu thời Thế kỷ 19.
Tuấn Anh