Mời độc giả xem video: Phòng không Syria đánh chặn tên lửa JASSM-ER. (nguồn RT)
Hình ảnh về vụ đánh chặn này đã được truyền thông Nga công bố trong một đoạn video cho thấy, có ít nhất 3 hoặc 4 quả tên lửa JASSM-ER đã bị phòng không Syria đánh chặn vào tối 10/11 (chưa rõ vũ khí nào thực hiện pha đánh chặn).
Việc Mỹ dùng JASSM-ER không kích vào lãnh thổ Syria cũng đã được chính nước này thừa nhận. Cụ thể, Không quân Mỹ đã đã bắn 19 quả JASSM-ER vào Syria tối 10/11. Tuy nhiên, Lầu Năm Góc không hề nói việc tên lửa này bị đánh chặn cũng như hiệu quả của vụ không kích đắt đỏ này.
Theo Defence-blog, việc Mỹ dùng JASSM-ER tấn công Syria và vũ khí này bị đánh chặn diễn ra sau khi Syria bàn giao ít nhất 1 quả tên lửa loại này cùng 1 quả Tomahawk cho Nga hồi tháng 4/2018.
Tạp chí này nhận định, nếu nghiên cứu thành công sẽ cho phép Nga nắm được đặc điểm hoạt động chiến đấu của các tên lửa Mỹ và phương Tây. Từ đó tìm ra biện pháp đối phó hiệu quả và có thể Moscow sẽ tận dụng những tính năng phát hiện được để phát triển vũ khí của mình.
|
Tên lửa hành trình JASSM-ER được phóng đi từ một chiến đấu cơ F-16 của Mỹ. Nguồn ảnh: Lockheed Martin. |
Tuy nhiên, Nga khẳng định, không cần nghiên cứu bất cứ vũ khí nào của Mỹ và phương Tây, Nga vẫn đủ khả năng đối phó bởi hiện nay, Moscow có đủ vũ khí tối tân hơn rất nhiều. Cụ thể, nếu Mỹ có Tomahawk thì Nga có Kalibr, hoặc nếu Mỹ dùng JASSM-ER thì Nga có Kh-101.
Được biết, JASSM-ER là biến thể nâng cấp lớn từ hệ thống tên lửa hành trình tấn công tầm xa AGM-158 JASSM. Nó được dùng để tấn công các mục tiêu quan trọng như sở chỉ huy, kho tàng chiến lược nằm sâu dưới lòng đất và được xây dựng kiên cố.
JASSM-ER sử dụng nguyên tắc "bắn và quên" và khả năng miễn dịch với các hệ thống gây nhiễu để có thể tiếp cận và tấn công cả các tàu chiến đối phương. Một trong những cải tiến quan trọng nhất của tên lửa là có thể cập nhật các dữ liệu về mục tiêu trong suốt quá trình bay, do vậy đã tăng đáng kể tính linh hoạt khi tấn công các mục tiêu tầm xa.
Tên lửa JASSM-ER hoạt động nhờ vào sự dẫn đường của hệ thống định vị toàn cầu GPS và hệ thống dẫn đường quán tính, để tìm các mục tiêu quan trọng của đối phương trong suốt hành trình bay. Ở giai đoạn cuối, tên lửa sẽ sử dụng thiết bị dò hồng ngoại để phát hiện chính xác một mục tiêu cụ thể trước khi lao vào tiêu diệt.
Chỉ với sức mạnh của JASSM-ER, Không quân Mỹ luôn tin rằng họ cũng đủ khả năng tạo nên cơn ác mộng với bất kỳ đối thủ nào. Tuy nhiên, sau vụ bị phòng không Syria bắn hạ, có lẽ sự tự tin và niềm kiêu hãnh của Mỹ vào loại tên lửa này đã bị lung lay.
Theo Hòa Bình /Báo Đất Việt