Nga tuyên bố có thể đối phó với việc Mỹ triển khai tên lửa ở châu Âu

Google News

Người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết Nga có đủ khả năng để đối phó với những động thái thù địch của Washington, sau khi Mỹ công bố kế hoạch triển khai tên lửa mới tới châu Âu.

Nga tuyen bo co the doi pho voi viec My trien khai ten lua o chau Au

Tên lửa đạn đạo chiến thuật Iskander của Nga. (Ảnh: Sputnik)

Tuyên bố trên được ông Peskov đưa ra trong cuộc phỏng vấn với nhà báo Nga Pavel Zarubin.

Ông Peskov nói: "Mỹ đã triển khai nhiều loại tên lửa khác nhau, có tầm bắn khác nhau nhằm vào Nga. Do đó, chúng tôi xác định các địa điểm ở châu Âu là mục tiêu cho tên lửa của chúng tôi".

Người phát ngôn giải thích, rằng trong khi Washington tiếp tục "thu lợi" từ tình hình leo thang, thì các quốc gia Liên minh châu Âu (EU) sẽ trở thành mục tiêu trong cuộc đối đầu.

"Nước Nga đang nằm trong tầm ngắm của Mỹ sẽ triển khai vũ khí tầm xa ở Đức">tên lửa Mỹ đặt ở châu Âu. Chúng tôi đã trải qua việc này trước đây. Chúng tôi có đủ tiềm năng để ngăn chặn những tên lửa này. Nhưng nạn nhân lại là các nước châu Âu nơi triển khai tên lửa Mỹ", ông Peskov nói.

Trong một tuyên bố hôm 10/7, Mỹ cho biết đang chuẩn bị cho việc triển khai lâu dài các khí tài quân sự, bao gồm tên lửa tầm xa Standard Missile-6 (SM-6), tên lửa hành trình Tomahawk và vũ khí siêu thanh ở châu Âu.

Chuyên gia Andrey Gromyko - chuyên gia thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga - nhận định, việc triển khai tên lửa tầm trung và tầm ngắn của Mỹ tới Đức có thể dẫn đến Thế chiến thứ ba.

"Nếu điều này xảy ra, châu Âu sẽ lùi một bước về nửa đầu những năm 1980, và tình hình châu Âu có thể sẽ đẩy thế giới đến bờ vực của Thế chiến thứ ba".

Trước năm 2019, tên lửa phóng từ mặt đất có tầm bắn vượt quá 500 km bị cấm theo Hiệp ước Lực lượng hạt nhân tầm trung (INF) được ký bởi cựu Tổng thống Liên Xô Mikhail Gorbachev và cựu Tổng thống Mỹ Ronald Reagan vào năm 1987. Hiệp ước đánh dấu lần đầu tiên hai quốc gia đồng ý giảm kho vũ khí hạt nhân.

Các nước bao gồm Đức, Hungary, Cộng hòa Séc và Ba Lan cũng đã phá hủy tên lửa của họ vào những năm 1990, theo sau là Slovakia và Bulgaria.

Mỹ đã rút khỏi Hiệp ước INF vào năm 2019 và cáo buộc Nga vi phạm quy định vì phát triển tên lửa hành trình phóng từ mặt đất 9M729 (Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương định danh là SSC-8). Điện Kremlin liên tục phủ nhận cáo buộc.

Vào cuối tháng 6/2024, Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Mátxcơva nên nối lại việc sản xuất tên lửa tầm trung và tầm ngắn có khả năng mang đầu đạn hạt nhân, sau khi Mỹ đưa tên lửa tương tự tới châu Âu và châu Á.

Theo Minh Hạnh/VOV.VN